Quy trình 04 bước kiểm tra hố thang máy trước khi lắp đặt

Hố thang (hay còn gọi là giếng thang) là hạng mục quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng lắp đặt và vận hành thang máy. Hố thang bắt buộc phải xây dựng đúng theo bản vẽ thiết kế của công ty thang máy cung cấp, được tư vấn và giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng và bắt buộc phải kiểm tra lại toàn bộ hố thang trước khi lắp đặt thang máy. Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu chi tiết 4 bước kiểm tra hố thang trong bài viết dưới đây.

Quy trình 04 bước kiểm tra hố thang máy trước khi lắp đặt
Quy trình 04 bước kiểm tra hố thang máy trước khi lắp đặt

Tại sao cần phải kiểm tra hố thang?

Kết quả kiểm tra hố thang sẽ giúp đánh giá hố thang có đạt đúng kích thước yêu cầu hay không. Trong trường hợp hố thang bị sai kích thước, không khắc phục sửa chữa hố thang được thì sẽ có phương án điều chỉnh lại kích thước cabin kịp thời.

Tại sao phải điều chỉnh lại kích thước của cabin? Nếu hố thang thực tế có kích thước lớn hơn chuẩn yêu cầu thì vẫn có thể lắp đặt thang máy bình thường bằng cách làm bracket dài hơn. Tuy nhiên, nếu hố thang thực tế có kích thước nhỏ hơn thì giải pháp duy nhất cần phải thực hiện đó là làm cabin thang máy nhỏ lại thì mới có thể lắp được. Trường hợp hố thang kích thước nhỏ hơn cần phải kiểm tra và phát hiện nhanh chóng, trước khi cabin được sản xuất để giảm thiểu chi phí cũng như kịp tiến độ lắp đặt như đã đề ra.

>>> Xem thêm: Thang máy kính

Các bước kiểm tra hố thang máy

Dưới đây là 4 bước kiểm tra hố thang bắt buộc phải thực hiện trước khi tiến hành lắp đặt thang may:

1. Kiểm tra hố PIT

Hố PIT là phần đáy dưới cùng của giếng thang. Hố PIT đạt yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Độ sâu của hố PIT: Mỗi loại thang máy sẽ có yêu cầu về độ sâu của hố PIT khác nhau. Thang máy gia đình có hố PIT nông nhất tối thiểu là 500mm.
  • Kích thước của hố PIT: bằng kích thước hố thang, tuyệt đối không được nhỏ hơn kích thước hố thang
  • Chống thấm: hố PIT phải luôn đảm bảo khô ráo, nếu kiểm tra PIt bị thấm nước thì cần phải khắc phục ngay.
  • Vệ sinh hố PIT sạch sẽ.

2. Kiểm tra hệ thống dầm kỹ thuật dọc hố

Để đảm bảo tính ổn định của rail dẫn hướng cabin, rail dẫn hướng đối trọng thì cứ 1500mm – 2000mm phải có điểm bắt cố định rail vào hố thang và vị trí bắt phải làm dầm bê tông hoặc dầm thép (với hố thang được dựng bằng khung thép). Do đó trước khi lắp đặt thang máy cần phải kiểm tra dọc hố thang từ tầng thấp nhất cho đến tầng cao nhất để đảm bảo có đầy đủ hệ thống dầm kỹ thuật.

Thông thường sẽ là dầm bê tông ngay sàn mỗi tầng khóa 4 mặt của hố thang và dầm giữa mỗi tầng khóa 3 mặt hố (trừ mặt cửa). Với mặt cửa thang máy thì có dầm để treo cánh cửa mỗi tầng và vị trí dầm này thường cách mặt sàn khoảng 2200mm đến 2300mm.

Với công trình là tòa nhà cao tầng, hố thang được thi công bằng biện pháp đúc bê tông toàn bộ thì có thể bỏ qua bước kiểm tra này.

3. Kiểm tra phòng máy và sàn phòng máy

Quy trình 04 bước kiểm tra hố thang máy trước khi lắp đặt
Kiểm tra phòng máy và sàn phòng máy

Đối với loại thang máy có phòng máy thì cần phải thực hiện việc kiểm tra phòng máy và sàn máy. Các hạng mục cần xem xét bao gồm:

  • Vị trí kết cấu chịu lực của thang máy: vị trí này đó là hệ dầm bao quanh hố thang ở vị trí sàn. Với hố thang cột bê tông thì trước khi đổ bê tông sàn phòng máy cần phải ghép dầm bê tông. Đây là dầm chịu lực chính và đặc biệt quan trọng.
  • Móc treo palang: Móc palang được bố trí trên nóc của phòng máy, hỗ trợ quá trình lắp đặt và bảo trì sau này. Móc palang phải được đặt trên lớp thép của nóc phòng máy.
  • Kiểm tra chiều cao phòng máy
  • Vị trí đặt tủ điện
  • Vị trí nguồn điện chờ cho việc vận hành thang
  • Cửa ra vào phòng máy
  • Lỗ thông gió cho phòng máy
  • Vệ sinh phòng máy

4. Kiểm tra độ nghiêng, vặn của giếng thang

Nếu chỉ đo kích thước của hố thang máy tại mỗi tầng thì không thể biết được hố thang có bị nghiêng, bị vặn hay không. Đây là lỗi nghiêm trọng mà không ít công trình thang máy gặp phải. Chính vì thế cần phải có biện pháp kiểm tra kỹ lưỡng và chính xác. Đối với những công trình thấp tầng (dưới 10 tầng) thì có thể sử dụng dây dọi; còn đối với các tòa nhà cao tầng thì sẽ dùng máy bắn laser.

Kiểm tra độ nghiêng của thang bằng phương pháp thả dây dọi dọc hố được thực hiện như sau:

  • Thả dây dọi dọc hố thang, cố định hai đầu
  • Tại vị trí sàn mỗi tầng, đo kích thước từ dây dọi tới mỗi vách của hố thang
  • Sau khi hoàn tất quá trình đo đạc, tổng hợp kết quả từ và đánh giá xem hố thang có bị nghiêng, vặn hay không. 

Trên đây là các bước kiểm tra một hố thang máy toàn diện trước khi tiến hành sản xuất cabin cũng như trước khi lắp đặt. Công việc kiểm tra sẽ do đội ngũ kỹ thuật của công ty thang máy phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng.

Thang Máy Taza Việt Nam với hơn 10 năm hoạt động, kinh nghiệm tư vấn – lắp đặt hàng nghìn công trình thang máy đã thực hiện trên khắp cả nước. Chúng tôi luôn làm việc theo một quy trình chuẩn, đảm bảo việc thi công lắp đặt thang máy chuẩn kỹ thuật, đúng tiến độ, mang lại sản phẩm chất lượng tốt nhất, vận hành hiệu quả và an toàn

Khách hàng cần tư vấn về thang máy, vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0969 514 888 để được hỗ trợ 24/7

Bài viết khác: