Mỗi thiết bị, máy móc đều có vòng đời nhất định và linh kiện thang máy cũng không phải ngoại lệ. Vòng đời của các linh kiện thang máy khác nhau, có linh kiện có thể sử dụng tới 15 – 20 năm, nhưng cũng có những linh kiện chỉ hoạt động tốt trong khoảng 3 – 5 năm. Để chủ đầu tư an tâm sử dụng, thang máy nên được bảo trì định kỳ và thay thế thiết bị, linh kiện khi cần thiết.
Ở bài viết trước, chúng tôi đã giới thiệu Các linh kiện thang máy có tuổi thọ bao lâu? Ở bài viết này, Thang Máy Taza Việt Nam xin đưa ra những nhóm linh kiện thang máy cần thay thế định kỳ không thể bỏ qua!
1. Thiết bị chiếu sáng của thang máy
Thang máy cần có hệ thống chiếu sáng để đảm bảo việc di chuyển của người dùng trở nên dễ dàng, an toàn. Thang máy thường được trang bị đèn downlight hoặc đèn tuýp LED. Về lý thuyết, các loại đèn này có tuổi thọ lên tới 100.000 giờ tương đương hơn 1 thập kỷ sử dụng. Tuy nhiên, thực tế tuổi thọ của đèn LED thang máy chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như môi trường, nhiệt độ, cách sử dụng,…
Do cơ chế hoạt động bật tắt liên tục khi vận hành thang máy nên tuổi thọ của đèn LED thang máy bị rút ngắn lại. Do đó, đây là một trong những thiết bị thang máy cần được thay thế định kỳ.
2. Cảm biến an toàn cửa photocell
Cảm biến an toàn cửa photocell, mành hồng ngoại thang máy là thiết bị giúp phát hiện người, vật cản trong phạm vi hoạt động của cửa thang máy bằng tia hồng ngoại. Thiết bị này đem lại sự an toàn trong quá trình thang máy hoạt động.
Photocell hiện nay có 2 dòng: Photocell điểm và Photocell thanh dài; dù là dòng nào thì cũng cần kiểm tra và thay thế định kỳ bởi:
- Mắt hồng ngoại bị xuống cấp do thời tiết, khí hậu
- Tác động lực làm hư hại trong quá trình đóng mở cửa thang máy
- Nguồn điện không ổn định
- Photocell phải hoạt động liên tục do che giữ cửa trong thời gian dài
- Chuột cắn dây tín hiệu
3. Nút gọi tầng thang máy
Nút gọi tầng thang máy được lắp ở 2 vị trí: trong cabin và ngoài cửa thang. Bảng gọi tầng thang máy gồm nhiều nút gọi tầng tương ứng với số tầng, các phím chức năng (lên/xuống, đóng/mở cửa), nút liên lạc cứu hộ và chuông cứu hộ.
Hiện nay, các công trình thang máy gia đình giá rẻ, chung cư, nhà nghỉ, khách sạn,… thường được trang bị hệ thống nút bấm cơ học, dễ dàng sử dụng và độ bền cao. Trong trường hợp xảy ra hỏng hóc thì việc tìm kiếm thay thế cũng dễ dàng.
4. Quạt thông gió thang máy
Quạt thông gió giúp điều hòa không khí, giữ không khí trong thang máy luôn thông thoáng. Thông thường, quạt thông gió thang máy không hoạt động là do lỗi tụ khởi động. Ngoài ra, hoạt động bảo trì bảo dưỡng không thường xuyên cũng có thể khiến bụi bám bẩn làm tăng độ trễ của quạt, dẫn tới nguy cơ cháy thiết bị.
5. Bộ truyền động cửa
Bộ truyền động cửa hoạt động theo quy trình: Nhận tín hiệu từ cabin – Dừng tầng – Đóng/Mở cửa tầng theo lệnh từ tủ điều khiển. Cũng giống các linh kiện thang máy khác, trong một thời gian dài sử dụng, bộ truyền động cửa không tránh khỏi bị han gỉ hay hỏng hóc, từ thang máy homelift cho đến thang máy tải khách, tải hàng. Lúc này chắc chắn phải được tiến hành thay thế.
6. Bộ cứu hộ tự động
Bộ cứu hộ tự động (ARD) được cấu tạo gồm bộ sạc, bộ biến đổi điện áp, bình ắc quy và bộ chuyển nguồn tự động. Khi nguồn điện cung cấp cho thang máy đột ngột bị cắt, bộ cứu hộ tự động sẽ được kích hoạt để đưa cabin về tầng gần nhất để người sử dụng thoát ra ngoài.
Thiết bị dễ hỏng hóc nhất trong bộ cứu hộ tự động là ắc quy bởi:
- Ắc quy có tuổi thọ nhất định
- Không xả nguồn dự phòng thường xuyên
- Các thiết bị nghịch lưu không bền, thời gian sử dụng ít.
7. Công tắc hành trình
Công tắc hành trình hay còn gọi là cảm biến giới hạn thang máy có nhiệm vụ đảm bảo thang máy không vượt quá hành trình cho phép gây nguy hiểm cho cả người dùng và thiết bị.
Công tắc hành trình thang máy bị hỏng thường do khí hậu môi trường khắc nghiệt, ẩm thấp khiến cho các tiếp điểm bị oxy hóa. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng lâu dài thì việc hỏng hóc theo thời gian là không thể tránh khỏi.
>>> Xem thêm: Thang máy lồng kính
8. Encoder
Encoder là thiết bị cơ điện chuyển đổi tín hiệu đầu ra để phát hiện vị trí, hướng di chuyển, tốc độ,… của động cơ thang máy. Đây là thiết bị quan trọng giúp thang máy dừng tầng chính xác và vận hành trong hành trình cho phép.
9. Bộ chống vượt tốc Governor
Đúng như tên gọi, thiết bị này giới hạn thang máy chạy trong tốc độ cho phép. Khi thang máy vượt quá tốc độ quy định, Bộ chống vượt tốc Governor sẽ kích hoạt hệ thống thắng cơ, giữ cabin dừng khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị.
Bộ chống vượt tốc này nếu không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ rất dễ bám bụi và hư hỏng.
>>> Xem thêm: Thang máy 350kg
10. Guốc dẫn hướng, shoes dẫn hướng
Guốc dẫn hướng hay shoes dẫn hướng giúp giữ thăng bằng cabin theo phương thẳng đứng. Thang máy tiêu chuẩn sẽ được trang bị 4 Shoes lắp đặt thành 2 cặp nằm đối xứng nhau tại góc cabin. Trong thời gian sử dụng thang máy, guốc dẫn hướng sẽ có nguy cơ han rỉ, oxy hóa, ảnh hưởng đến quá trình vận hành thang.
Bên cạnh các linh kiện, thiết bị kể trên thì còn một số linh kiện thang máy cũng cần phải bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế định như: Kẹp cóc thang máy, Móng ngựa thang máy, Motor cabin cửa thang máy,…
Việc thay thế, sửa chữa linh kiện thang máy là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể hạn chế được vấn đề này bằng việc lắp đặt thang máy chính hãng, sử dụng đúng cách và bảo trì thang máy định kỳ. Thang Máy Taza Việt Nam hiện là đơn vị thang máy uy tín, cung cấp các dòng thang máy chính hãng, chất lượng, đầy đủ giấy tờ CO, CQ. Khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp tổng thể về thang máy!
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: