Các linh kiện thang máy có tuổi thọ bao lâu?

Thang máy được cấu tạo từ hàng trăm linh kiện, bộ phận lớn nhỏ khác nhau. Chỉ cần một trong số những linh kiện này gặp trục trặc thì thang máy sẽ không thể hoạt động hoặc hoạt động không trơn tru, an toàn. Một số linh kiện thang máy sẽ có tuổi thọ nhất định, người dùng cần lưu ý để có thay thế kịp thời. Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu tuổi thọ của một số linh kiện thang máy trong bài viết dưới đây nhé!

Các linh kiện thang máy có tuổi thọ bao lâu?
Các linh kiện thang máy có tuổi thọ bao lâu?

Tuổi thọ của một số linh kiện thang máy

Dưới đây là thông tin về tuổi thọ của một số linh kiện cơ bản của thang máy mà người dùng cần chú ý:

  • Dầu hộp số (đối với loại động cơ có hộp số): trung bình tuổi thọ của dầu hộp số được khoảng 3 năm đối với thang máy gia đình có tần suất sử dụng vừa phải. Với các dòng thang máy chung cư, thang máy sử dụng thường xuyên, với tuần suất lớn thì tuổi thọ của dầu hộp số sẽ thấp hơn.
  • Cáp tải, cáp gov thang máy: cả 2 loại cáp tải này đều rất quan trọng, liên quan trực tiếp tới an toàn khi thang máy vận hành. Chính vì vậy chúng cần thay thế kịp thời khi có những dấu hiệu bất thường như cáp khô, cáp bị bung, hoặc ngay cả khi cáp không có vấn đề gì thì thường sau 5 năm sử dụng cũng nên được kiểm tra và thay thế.
  • Guốc cửa, guốc cửa cabin: thông thường linh kiện thang máy này sẽ có tuổi thọ từ 2 – 4 năm tùy thuộc vào tần suất sử dụng thang.
  •  Dây curoa cửa và dây cáp cửa: cả 2 thiết bị thang máy này đều có mức tuổi thọ 2- 3 năm tùy vào mức độ sử dụng.
  • Bánh xe cáp cửa tầng, bánh xe cáp cửa cabin: thông thường bánh xe cáp có tuổi thọ từ 3 – 5 năm.

Mặc dù các linh kiện thang máy đều có mức tuổi thọ nhất định, tuy nhiên để kéo dài tuổi thọ của chúng thì cách tốt hơn nữa đó là mua thang máy chính hãng, của công ty thang máy uy tín, cần thường xuyên kiểm tra bảo trì và sử dụng thang máy đúng cách để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định, êm ái và kéo dài tuổi thọ.

>>> Xem thêm: Thang máy kính

Các kiểm tra để đánh giá linh kiện thang máy

Bảo trì thang máy

Thông thường, các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra trang thiết bị, linh kiện thang máy như sau:

  • Kiểm tra mức độ hoạt động êm ái của thang máy: kỹ thuật viên sẽ bấm gọi thang lên xuống liên tục 3 lần từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất. Trong quá trình thang máy di chuyển, kỹ thuật viên sẽ lắng nghe những tiếng động, đánh giá độ rung – lắc của thang máy; xem xét các dấu hiệu hoặc những bất thường.
  • Kiểm tra cứu hộ tự động: kiểm tra bộ cứu hộ tự động cần được thực hiện định kỳ, trong quá trình bảo trì thang máy. Cách kiểm tra đơn giản nhất là cho thang máy lên tầng cao nhất, sau đó xuống tầng 1 gọi thang, khi thang máy đang đi xuống hãy ngắt điện. Nếu thang máy ngừng hoạt động lập tức thì bộ cứu hộ tự động đang có vấn đề. Còn nếu thang máy vẫn tiếp tục di chuyển xuống và dừng ở tầng gần nhất thì bộ cứu hộ tự động vẫn đang hoạt động bình thường từ đó sẽ kiểm tra được xem bộ cứu hộ tự động của thang máy có hoạt động hay không.

Đây là chỉ cách kiểm tra sơ bộ, trong quá trình bảo trì, kỹ thuật viên cần kiểm tra kỹ càng hệ thống điều khiển, động cơ, thống ray dẫn hướng, hệ thống cửa tầng, hệ thống chiếu sáng, liên lạc và an toàn…

Các công trình lắp đặt thang máy cần được tiến hành bảo trì từ 3-12 lần/ năm tùy theo tuổi đời thang máy cũng như tần suất sử dụng. Việc bảo trì định kỳ sẽ có những lợi ích sau:

  • Theo dõi sát sao tình trạng linh kiện thang máy
  • Giữ cho hệ thống thang máy luôn trong trạng thái tốt nhất, đảm bảo vận hành thang máy an toàn, hiệu quả
  • Kịp thời khắc phục sự cố, thay thế linh kiện khi cần thiết

Trên đây là những thông tin về tuổi thọ của các linh kiện, thiết bị thang máy. Hãy là người đầu tư thông minh khi lựa chọn thang máy chất lượng, sử dụng đúng cách và bảo trì thang máy định kỳ. Hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng.