Bảo trì thang máy là một trong những hạng mục quan trọng mà người dùng cần quan tâm trong suốt quá trình sử dụng, nhằm giúp thang máy hoạt động ổn định, phát hiện sớm các lỗi có thể xảy ra để sửa chữa kịp thời. Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu một vài thông tin hữu ích về bảo trì thang máy nhé!
3 quy định về bảo trì thang máy cần phải biết
Bảo trì thang máy là quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật để sửa chữa kịp thời, hạn chế những sự cố có thể xảy ra, từ đó đảm bảo thang máy vận hành ổn định và an toàn cho người sử dụng. Thông thường, thang máy gia đình được bảo trì 1-2 tháng/lần và phụ thuộc vào tần suất sử dụng.
Ngày 12/10/2018, Bộ Lao Động – Thương Binh & Xã hội đã ra Thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình. Quy chuẩn QCVN 32:2018/BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2019 sau khi được thẩm định bởi Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị cung cấp dịch vụ thang máy luôn tuân thủ.
Một số điều khoản trong quy định này bao gồm:
- Điều 1. Tên và ký hiệu Quy chuẩn
Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Thang máy gia đình.
- Điều 2. Tổ chức thực hiện
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa và sử dụng thang máy có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy chuẩn ban hành.
- Các tổ chức thực hiện việc kiểm định, chứng nhận hợp quy đối với thang máy phải tuân theo các quy định tại Quy chuẩn ban hành
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Điều 3. Hiệu lực thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết.
Thời gian bảo trì thang máy được quy định thế nào?
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy, thang máy gia đình cần được bảo trì định kỳ trong khoảng thời gian tối thiểu 3 tháng 1 lần. Mỗi lần thực hiện bảo trì trung bình khoảng 6 – 12 tiếng tuỳ thuộc vào số lượng hạng mục bảo trì, kích thước và chiều cao giếng thang.
Tuy nhiên, thời gian bảo trì cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng loại thang máy, đặc biệt là tần suất sử dụng và tuổi thọ của thang máy. Cụ thể như sau:
Thang máy mới lắp đặt: thông thường, trong năm đầu tiên sử dụng, tần suất bảo trì thang máy gia đình là 1 tháng/lần.
Từ năm thứ 2 sử dụng: Sau khi thang máy đã vận hành được 1 thời gian, chủ đầu tư có thể lựa chọn gói bảo trì 1 tháng/lần hoặc 2 tháng/lần phụ thuộc vào tần suất sử dụng. Nếu nhà ở cho thuê thì nên bảo trì 1 tháng/lần; còn nếu chỉ các thành viên trong gia đình sử dụng thì bảo trì 2 tháng/lần.
Ngoài ra, đối với các dòng thang máy ngoài trời – thang máy lồng kính; chủ đầu tư cần thực hiện bảo trì với tần suất cao hơn so với thang máy trong nhà. Bởi thang lắp ngoài trời chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nắng, mưa, khiến linh kiện xuống cấp nhanh hơn.
Các hạng mục bảo trì thang máy
Dưới đây là 7 hạng mục bảo trì thang máy cơ bản cần phải thực hiện:
- Kiểm tra phòng máy
Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển thang máy trên phòng máy, bao gồm:
- Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ
- Tình trạng dây cáp, puly
- Bộ hạn chế tốc độ, rơ le, contractor
- Kiểm tra động cơ
Động cơ thang máy chịu sức tải của toàn bộ cabin, chính vì thế cần đảm bảo luôn hoạt động trơn tru để đạt công suất tối đa. Các hạng mục cần kiểm tra bao gồm:
- Chất lượng và mức dầu trong động cơ
- Hệ thống phanh của động cơ
- Lực tải của động cơ
- Tốc độ của động cơ
- Kiểm tra hệ thống ray dẫn hướng
- Điểm nối ray
- Liên kết ray với bracket, bracket với vách, các mối hàn ray.
- Kiểm tra hệ thống liên kết cabin
- Đầu treo cáp cabin
- Đầu treo cáp đối trọng
- Quạt thông gió
- Guốc trượt và chất lượng dầu ray cabin
- Guốc trượt và chất lượng dầu ray đối trọng
- Công tắc hạn chế hành trình trên
- Độ căng đều của cáp
- Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, liên lạc
- Hệ thống đèn trong cabin hoạt động bình thường
- Chuông cứu hộ, hệ thống liên lạc
- Intercom, photocell cửa
- Rãnh dẫn hướng cửa cabin, khe hở cửa
- Kiểm tra hệ thống cửa tầng
Cửa tầng thang máy gia đình giá rẻ cũng phải được tiến hành kiểm tra thường xuyên để đảm bảo an toàn cho người sử dụng:
- Bảng điều khiển
- Khóa cửa tầng
- Khe hở
- Kiểm tra quá trình vận hành của thang máy
- Tốc độ dừng và chạy của thang máy
- Chất lượng vận hành của hệ thống thang
- Chất lượng hoạt động của hệ thống cứu hộ
Chi phí bảo trì thang máy có cao không?
Mức giá để thực hiện bảo trì, bảo dưỡng thang máy sẽ không có một quy định chung nào. Chi phí này phụ thuộc vào từng loại thang máy, tần suất bảo trì, đơn vị bảo trì… Đối với thang máy được bảo trì thường xuyên, 1-2 tháng/lần thì mức giá bảo trì dao động từ 300.000-600.000đ/tháng. Khoảng cách giữa mỗi lần bảo trì càng lớn thì chi phí bảo trì càng cao.
Mức giá trên chỉ là mức giá tham khảo, chi phí bảo trì thang máy còn phụ thuộc vào một số tiêu chí như:
- Nguồn gốc xuất xứ: Chi phí bảo trì, thay thế linh kiện của thang máy nhập khẩu khá cao. Trong khi đó, thang máy liên doanh từ các thương hiệu cao cấp có linh kiện dễ tìm và dễ thay thế hơn.
- Số tầng phục vụ và tải trọng: Thang máy nhiều hành trình sẽ có chi phí bảo trì cao hơn do phải tiến hành kiểm tra từng tầng, và tải trọng càng lớn thì chi phí bảo trì cũng tăng lên; thang máy 350kg, 450kg chắc chắn sẽ có phí bảo trì thấp hơn các dòng thang máy 750kg hay 1000kg.
- Công nghệ thang máy: Mỗi công nghệ thang máy khác nhau lại có nguyên lý hoạt động và cấu tạo khác nhau. Các thang máy có cấu tạo phức tạp thường sẽ có mức giá cao hơn, việc sửa chữa và thay mới linh kiện gặp nhiều khó khăn hơn.
Những lưu ý khi chọn dịch vụ bảo trì thang máy
Hiện nay, có nhiều công ty thang máy cung cấp dịch vụ bảo trì thang máy, với các gói bảo trì khác nhau và giá cả có sự chênh lệch. Để lựa chọn được gói bảo trì thang máy phù hợp với nhu cầu cũng như loại thang máy đang sử dụng, chủ đầu tư cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn hình thức bảo trì thang máy phù hợp
Có 2 hình thức bảo trì thang máy phổ biến: bảo trì có đi kèm thiết bị và bảo trì không đi kèm thiết bị, khác biệt cơ bản như sau:
Bảo trì bao gồm thiết bị: Hay còn gọi là bảo trì thang máy trọn gói, nếu có linh kiện nào trong danh mục bảo trì theo hợp đồng gặp sự cố, phía đơn vị bảo trì sẽ chịu trách nhiệm thay mới hoàn toàn linh kiện đó và người dùng không phải trả phí. Hình thức này phù hợp với những thang máy đã có thời gian sử dụng lâu, linh kiện dễ hỏng hóc. Tất nhiên, giá thành của gói bảo trì này khá cao.
Bảo trì không gồm thiết bị: Hay còn gọi là bảo trì tiêu chuẩn. Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra các linh kiện, bộ phận có trong danh mục cần bảo trì theo hợp đồng. Nếu có linh kiện nào gặp trục trặc sẽ báo lại khách hàng kèm giải pháp phù hợp. Nếu phát sinh sửa chữa, thay thế, khách hàng phải trả phí phát sinh này. Hình thức này phù hợp với thang máy mới lắp đặt, được bảo trì thường xuyên. Đây là hình thức bảo trì được đa số khách hàng lựa chọn bởi chi phí thấp.
- Chọn gói bảo trì định kỳ phù hợp
Việc bảo trì thường xuyên giúp thang máy hoạt động ổn định, giảm thiểu các sự cố có thể xảy ra trong quá trình di chuyển, đồng thời còn giúp tăng tuổi thọ của các linh kiện, thiết bị thang máy. Trên thị trường hiện nay có các gói bảo trì định kỳ theo từng khoảng thời gian khác nhau:
- Bảo trì định kỳ tháng: Kỹ thuật viên sẽ tiến hành bảo trì thang máy 1 tháng 1 hoặc 2 tháng/lần với mức giá dao động khoảng 400.000 – 600.000 VNĐ/tháng. Đây là gói thang máy được lựa chọn nhiều nhất và chúng tôi cũng khuyến khích khách hàng lựa chọn.
- Bảo trì định kỳ quý: Sử dụng gói này, thang máy gia đình sẽ được bảo trì 3 tháng 1 lần. Mức giá của gói dao động trong khoảng 1.000.000 – 1.500.000 VNĐ/quý
- Bảo trì định kỳ năm: Bạn sẽ nhận được bảo trì, bảo dưỡng thang máy 1 năm 1 lần, chi phí dao động 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin liên quan đến bảo trì thang máy. Nếu bạn quan tâm đến các gói bảo trì của Thang Máy Taza Việt Nam, hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết.
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: