Nâng tầng cho thang máy đang hoạt động – không khó như bạn nghĩ

Ví dụ một công trình có 3 tầng đã lắp đặt thang máy nhưng sau đó xây thêm 2-3-4 tầng thì lắp thêm tầng cho thang máy có khó khăn không?

Một hạng mục khá đáng lưu tâm mà hầu hết chủ đầu tư quan tâm tới đó là nâng tầng cho thang máy đang hoạt động. Ví dụ một công trình có 3 tầng đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, cũng đã lắp đặt thang máy gia đình cho 3 tầng. Do điều kiện cho phép thì gia chủ muốn xây thêm 1-2-3… tầng tầng nữa. Tất nhiên, bên cạnh việc xây thêm tầng thì cũng phải nâng tầng cho thang máy. Vậy nâng tầng cho thang máy có khó không? Chi phí bỏ ra có đắt đỏ không? Và các hạng mục cần phải thực hiện là gì? 

Qua bài viết dưới đây Thang Máy Taza Việt Nam sẽ trả lời và đưa ra phương án nâng tầng thang máy đã đưa vào sử dụng và các thông tin cần thiết.

Nâng tầng cho thang máy đang hoạt động - không khó như bạn nghĩ
Nâng tầng cho thang máy đang hoạt động – không khó như bạn nghĩ

>>> Xem thêm: Thang máy lồng kính

Phần cải tạo cho công trình nâng tầng thang máy

Việc nâng thêm tầng cho thang máy là hoàn toàn có thể và hiện nay có rất nhiều công trình đã thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, do trước đó đã được thiết kế kiên cố và lập trình cho số tầng cố định rồi, nên việc lắp đặt thêm tầng cho công trình mới sẽ mất thêm thời gian sửa chữa và chi phí, nhưng không quá lớn. Dưới đây là phương án và các hạng mục cần sửa chữa, cải tạo cho công trình cần nâng tầng thang máy.

– Trước hết khách hàng cần xác định số tầng muốn nâng lên. Sau đó lên bản vẽ và cải tạo lại công trình, phần thiết kế về cơ bản phải giống với thiết kế của các tầng trước đó.

– Phần khung thang máy (khung bê tông hoặc khung thép) cần nâng thêm bằng cách xây tiếp nối và kích thước phải trùng với kích thước phần thang máy trước đó. Đây là hạng mục vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thang sau khi nâng tầng. Chủ đầu tư cần chú ý.

– Phòng máy sẽ được đẩy lùi lên tầng trên cùng, vì vậy thiết kế phòng máy khi nâng tầng cũng phải đảm bảo giống với ban đầu.

– Tùy từng công trình xây dựng khung thép hay khung bê tông mà lựa chọn tiếp nối sao cho đồng nhất kích thước và không có sự sai lệch về kỹ thuật.

– Kích thước giếng thang tầng lên trên phải giống hoàn toàn kích thước ban đầu của thang đang sử dụng.

Sau khi xác định được đầy đủ các phần cải tạo kể trên thì công ty thang máy – đơn vị thi công lắp đặt thang máy cần theo sát,  đưa ra được phương án tối ưu, hiệu quả và tiết kiệm cho công trình.

07 hạng mục thang máy cần nâng cấp, cải tạo

Nâng tầng cho thang máy đang hoạt động - không khó như bạn nghĩ
07 hạng mục thang máy cần nâng cấp, cải tạo

Khi nâng tầng thang máy, cần nâng cấp, cải tạo một số hạng mục sau của thang máy ban đầu:

  1. Tháo dỡ thang máy ban đầu

– Khi nâng tầng thang máy, việc tháo dỡ sẽ giúp thang máy không bị ảnh hưởng về chất lượng trong quá trình xây dựng, đồng thời sẽ giúp việc cải tạo, xây thêm tầng thang máy trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.

– Đối với thang máy không phòng máy thì việc tháo dỡ đơn giản và được tiết kiệm được thời gian, chi phí. Với thang máy có phòng máy thì cần tháo toàn bộ bệ máy, máy kéo, tủ điện để chuyển lên vị trí phòng máy mới.

– Phòng máy luôn được được đặt tại vị trí cao nhất trong ngôi nhà, việc di chuyển nó lên tầng trên cao hơn sau khi được cải tạo cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên do trước đó đã được cố định vững chãi nên việc tháo dỡ phải cẩn thận, cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động; tránh việc va chạm làm cho các thiết bị của phòng máy bị móp méo, ảnh hưởng.

  1. Lắp đặt thêm rail dẫn hướng

Rail dẫn hướng được lắp đặt xuyên suốt hố thang máy, đảm bảo thang máy luôn đi đúng hướng. Khi số tầng tăng thêm, rail cũng phải dài hơn bao gồm cả rail dẫn hướng cabin, rail dẫn hướng đối trọng. Và chỉ cần nối thêm rail mà không phải thay thế mới, tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

  1. Thay mới cáp tải

Cáp tải thang máy chỉ được lắp đặt đúng với số tầng phục vụ, bởi vậy khi nâng tầng thang máy không thể sử dụng lại cáp tải cũ hay nối thêm cáp mà cần thay thế cáp mới hoàn toàn.

Cáp tải mới cần đảm bảo đúng đủ với số tầng phục vụ, độ dày và chịu lực cao hơn so với cáp tải cũ, đáp ứng được yêu cầu của công trình lắp đặt thang máy.

  1. Thay mới /nối thêm cáp tín hiệu, cáp điện

Khi nâng tầng thang máy việc thay thế hoặc nối thêm cáp tín hiệu, cáp điện là việc đương nhiên phải làm bởi ngay từ đầu, chúng chỉ được thiết kế vừa vặn với số tầng phục vụ.

Để giảm thiểu chi phí có thể lựa chọn phương án nối cáp tín hiệu, hoặc chủ đầu tư cũng có thể thay mới hoàn toàn để đảm bảo tính ổn định cao nhất cho thang máy. Bên cạnh đó các dây cáp điện từ phòng máy thang máy xuống các tầng cũng phải thay đổi do chiều cao hành trình của thang máy thay đổi khi nâng tầng.

  1. Hệ thống cửa tầng thang máy

Cửa tầng hoàn toàn không thể thiếu trong hệ thống thang máy. Việc nâng tầng thang máy đồng nghĩa với của tầng thang máy cũng tăng lên và cần lắp đặt thêm.

– Cánh cửa thang máy: Cứ thêm 01 điểm dừng thì cần phải thêm 01 bộ truyền động cửa và 01 bộ cánh cửa. Thường sẽ chọn vật liệu, thiết kế giống với các cửa tầng cũ đã lắp đặt.

– Thanh an toàn cửa thang: thiết bị đảm bảo an toàn khi ra vào thang, giúp nhận biết các chướng ngại vật có thể làm kẹt cửa thang, ngăn chặn tình trạng kẹt cửa gây ra.

– Rãnh cửa tầng: Mỗi cửa tầng đều có một rãnh cửa, có chức năng xác định đúng hướng và cố định cửa tầng lúc đóng mở.

  1. Bảng gọi tầng thang máy

Ở mỗi tầng đều được lắp đặt một bộ bảng gọi tầng để người dùng tiến hành gọi tầng, đồng thời bảng gọi tầng có mặt hiển thị để xem chiều chuyển động và vị trí của cabin. Khi thực hiện nâng tầng thì bảng gọi tầng này chắc chắn cũng cần được trang bị thêm ở mỗi tầng xây dựng thêm.

  1. Kiểm định lại thang máy

Nâng tầng thang máy tức là thay đổi số tầng phục vụ của thang máy, thay đổi cấu hình của thang so với kết quả kiểm định thang máy trước đó. Chính vì vậy thủ tục bắt buộc phải thực hiện sau khi hoàn thành việc lắp đặt, nâng tầng thang máy thì cần phải kiểm định an toàn thang máy lại nhằm đảm bảo chất lượng và độ an toàn theo đúng quy định của pháp luật.

Việc thay đổi tầng phục vụ – nâng tầng thang máy không quá phổ biến như lắp đặt thang máy gia đình mới hoàn toàn nhưng cũng không phải hiếm gặp. Bởi lẽ sự phát triển cùng nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở ngày càng tăng, việc cải tạo, xây thêm tầng trở lên khá phổ biến. Ước tính chi phí cho việc nâng tầng thang máy sẽ giao động từ 20 – 50 triệu đồng/tầng. Mong rằng với những thông tin trên đây có thể giúp khách hàng dễ dàng hình dung được những hạng mục, công việc cần làm và ước lượng được chi phí khi thực hiện nâng tầng thang máy.

Hotline: 0969 514 888

Bài viết khác: