Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại, ưu điểm, hạn chế của thang máy cáp kéo
Thang máy cáp kéo xuất hiện từ rất lâu và được coi là thang máy đời đầu trong lịch sử ngành thang máy. Trên thị trường thang máy hiện nay có đa dạng các loại thang máy với nguồn gốc xuất xứ khác nhau nhưng được phổ biến thang máy cáp kéo vẫn được lựa chọn phổ biến hơn cả. Trong bài viết này, hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại cũng như ưu điểm, hạn chế của dòng thang máy “quốc dân” này nhé!
Cấu tạo cơ bản của thang máy cáp kéo
Trước khi tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thang máy cáp kéo, hãy xem một số khái niệm sau:
- Giếng thang máy: Là không gian hoạt động của thang máy, được thiết kế theo chiều cao của tòa nhà, xuyên suốt từ dưới lên trên.
- Phòng máy: đây là không gian được được thiết kế trên đỉnh giếng thang – đặt ở tầng cao nhất của tòa nhà – để đặt thiết bị điều khiển, máy kéo (đối với động cơ có phòng máy).
- Hố PIT: Là không gian ở phía cuối cùng của giếng thang; để lắp đặt bộ phận giảm chấn, hệ thống công tắc hành trình và một số thiết bị khác.
Thang máy cáp kéo được cấu tạo từ hàng trăm linh kiện, cụm thiết bị lớn nhỏ. Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về cấu tạo, Thang Máy Taza Việt Nam chia làm 10 nhóm linh kiện, thiết bị như sau:
- Motor kéo: Motor kéo thường được lắp ở trên đỉnh giếng thang; một số trường hợp đặc biệt có thể lắp đặt dưới hố thang. Bộ phận này có tác dụng dẫn động hộp giảm tốc theo một tốc độ nhất định làm quay puli, puli là thiết bị kéo cabin chuyển động lên xuống.
- Hệ thống điều khiển thang máy: là hệ thống chứa các thiết bị điện tử được lập trình điều khiển để giúp thang máy hoạt động theo yêu cầu của người dùng.
- Ray dẫn hướng: được lắp đặt dọc theo giếng thang với tác dụng dẫn hướng cho cabin và đối trọng chuyển động dọc theo hố thang. Ray dẫn hướng đảm bảo cho cabin và đối trọng thang máy luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng trong hố thang máy, đảm bảo chúng không bị dịch chuyển theo phương ngang trong quá trình chuyển động.
- Giảm chấn: làm giá đỡ cho cabin khi các hệ thống đảm bảo an toàn khác đều không hoạt động.
- Bộ hạn chế tốc độ (Thắng cơ): có nhiệm vụ kẹp chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng khi cabin di chuyển quá tốc độ cho phép.
- Cửa cabin và cửa tầng: được thiết kế đóng mở trơn tru, an toàn; được tích hợp hệ thống chống kẹt cửa Photocell để đảm bảo an toàn trong trường hợp có vật cản khi cửa thang đang đóng.
- Cabin: là thiết bị đưa người sử dụng di chuyển theo yêu cầu. Là nơi người sử dụng đứng bên trong và điều khiển thang máy di chuyển đến các tầng theo ý muốn.
- Đối trọng: được thiết kế đối lập với cabin có nhiệm vụ dùng sức nặng để kéo cabin đi lên/đi xuống. Bộ phận này kết hợp với máy kéo để đưa cabin lên xuống.
- Hệ thống an toàn cửa tầng: đảm bảo an toàn khu vực cửa tầng, khi cửa tầng đang đóng nhưng gặp vật cản, cửa sẽ tự mở ra.
- Hệ thống cảnh báo an toàn: hệ thống cảnh báo quá tải, hệ thống chuông báo…
Nguyên lý hoạt động của thang máy cáp kéo
Cabin và đối trọng thang máy cáp kéo được nối với nhau thông qua các sợi cáp và puly của động cơ, chúng di chuyển ngược chiều nhau trong trục hành trình thang máy. Hố PIT có tác dụng giảm chấn khi cabin hoặc đối trọng di chuyển xuống dưới. Trên cùng của hệ thống thang máy là phòng máy chứa tủ điều khiển và động cơ thang máy.
Thang máy cáp kéo vận hành như sau:
- Khi người dùng bấm nút gọi tầng, tủ điện sẽ điều khiển động cơ thang máy xoay puli để đưa cabin về vị trí của hành khách đang đứng gọi tầng và mở cửa để hành khách bước vào cabin.
- Khi ở trong thang máy, hành khách sẽ phải bấm nút chọn tầng muốn đến, lúc này tủ điện sẽ điều khiển động cơ xoay puly để đưa cabin đến tầng đã chọn. Cabin và đối trọng sẽ luôn di chuyển ngược chiều nhau để tạo ra sự cân bằng cho thang máy.
- Khi đến tầng mà hành khách chọn, cửa thang máy sẽ tự động mở để hành khách bước ra ngoài. Kết thúc hành trình của hành khách.
Có những loại thang máy cáp kéo nào?
Thang máy cáp kéo được chia thành các loại sau:
- Thang máy cáp kéo dùng động cơ có hộp số (thang máy có phòng máy)
Thang máy cáp kéo có phòng máy sử dụng động cơ có hộp số là dòng thang máy giá rẻ truyền thống, vận hành với tốc độ tối đa 500 ft./phút và tải trọng lên tới 13.000 kg. Mặc dù loại thang máy này có tốc độ chậm hơn thang máy không hộp số, nhưng động cơ điện công suất không quá lớn, chi phí đầu tư thấp hơn và dễ bảo trì.
Thang máy cáp kéo có phòng máy được thiết kế để sử dụng cả động cơ điện không đồng bộ và cơ chế giảm tốc có thiết kế tách biệt. Do đó, có một số hạn chế như hiệu suất động cơ thấp, khối lượng lớn, hiệu suất truyền thấp, tiêu thụ năng lượng cao, tiếng ồn cao.
- Thang máy cáp kéo động cơ không hộp số
Trên thị trường hiện nay, thang máy cáp kéo chủ yếu dùng động cơ không hộp số, trở thành loại thang máy được ứng dụng phổ biến nhất trong các kiểu thang máy tải khách hay tải hàng. Nếu bạn muốn lắp đặt thang máy gia đình hay những tòa nhà cao tầng thì với động cơ không hộp số đáp ứng được hoàn toàn bởi khả năng có thể hoạt động ở tốc độ rất cao. Thang máy không hộp số có động cơ điện được kết nối trực tiếp với puly.
Thang máy không hộp số thường được điều khiển bởi một động cơ đồng bộ và có cấu trúc đơn giản, kích thước nhỏ, nhẹ, hiệu suất cao; vận tốc từ 0.6m/s cho đến 20m/s. Mặc dù dòng thang máy này có mức đầu tư ban đầu cao nhưng chi phí bảo trì vừa phải và tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Do đó, chúng là lựa chọn tuyệt vời cho các tòa nhà cao tầng và siêu cao tầng hiện nay. Đồng thời thang máy động cơ không hộp số có thể dùng với thiết kế phòng máy và không có phòng máy.
- Thang máy cáp kéo không phòng máy
Sự ra đời của động cơ không hộp số với kích thước nhỏ gọn trở thành một bước tiến tuyệt vời trong ngành thang máy. Động cơ thang máy thay vì phải đặt trong một phòng máy riêng biệt thì giờ đây được thiết kế đặt ngay trên đỉnh giếng thang, tiết kiệm không gian cho công trình. Thiết kế này được gọi là thang máy không phòng máy.
Ngoài việc giúp tiết kiệm không gian, dòng thang máy này cũng giúp đáng kể chi phí đầu tư ban đầu và thời gian lắp đặt; tiết kiệm năng lượng; không sử dụng dầu hoặc chất bôi trơn nên thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, dòng thang máy này cũng có một hạn chế đó là khó bảo trì hơn so với loại thang máy có phòng máy.
>> Xem thêm: Thang máy 350kg
Thông số kĩ thuật Thang máy cáp kéo tiêu chuẩn
Tham khảo bảng thông số kĩ thuật của Thang máy cáp kéo tiêu chuẩn:
Kích thước hố thang tối thiểu | 1400mm x 1400mm |
Hố PIT | 500mm – 1500mm |
Chiều cao OH | Chiều cao tính từ mặt sàn tầng trên cùng đến bệ đặt máy (3000mm) + Chiều cao tính từ bệ đặt máy lên móc treo palang (1200mm) = 4200mm |
Các loại tải trọng | từ 350kg đến 1000kg |
Nguồn điện | 1 phase 220V; 3 phase 380V |
Tốc độ di chuyển | 24m/phút; 60m/phút; 90m/phút |
Các loại cửa | Cửa mở giữa tự động; Cửa mở lùa tự động |
Ưu điểm và hạn chế của thang máy cáp kéo
Đối với các tòa nhà trung, cao tầng thì thang máy cáp kéo là lựa chọn hàng đầu. Nhưng đối với công trình nhà ở, thấp tầng thì thang máy cáp kéo gặp phải sự cạnh tranh của các công nghệ thang máy gia đình khác như thang máy trục vít, thang máy thủy lực, thang máy khí nén.
Thang máy cáp kéo có những ưu điểm, lợi thế gì?
– Có thể lắp đặt không giới hạn số tầng; không phải mất quá nhiều năng lượng để nâng hạ cabin như các dòng thang máy khác.
– Đối với công nghệ động cơ không hộp số, kích thước động cơ điện nhỏ hơn và tiết kiệm diện tích; có thể lắp đặt cho công trình có diện tích nhỏ.
– Di chuyển nhanh hơn và hành trình dài hơn so với các loại thang máy khác.
– Dễ dàng nâng cấp khi thiết kế lại nhà để tăng / giảm số tầng.
Tuy nhiên, dòng thang này cũng có một số hạn chế như:
– Do tốc độ di chuyển nhanh nên nếu lắp đặt cho công trình thấp tầng thì hệ thống phanh sẽ nhanh xuống cấp.
– Vì tốc độ di chuyển cao nên bắt buộc phải làm hố pit để giảm chấn cho cabin và đối trọng.
Do sự đa dạng về công nghệ, sự tương thích cao của linh kiện, việc lắp đặt, vận hành đơn giản nên thang máy cáp kéo trở nên phổ biến trên thị trường hiện nay. Thang máy cáp kéo có thể là thang máy liên doanh – lắp ráp linh kiện hoặc thang máy nhập khẩu nguyên chiếc với giá khác nhau. Bạn cần cân nhắc, đánh giá để lựa chọn dòng thang phù hợp.
Ứng dụng thang máy cáp kéo trong công trình xây dựng
Dòng thang máy công nghệ cáp kéo là một trong những lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư khi lắp đặt thang máy gia đình cho nhà ở mặt phố, biệt thự, tòa nhà văn phòng, chung cư mini, thậm chí là các tòa nhà cao ốc. Tính ứng dụng của thang máy cáp kéo khá cao bởi sở hữu nhiều ưu điểm:
- Giá thành hợp lý, phù hợp với thị trường thang máy tại Việt Nam
- Mẫu mã đa dạng, tải trọng – kích thước phù hợp
- Không giới hạn số tầng, tốc độ nhanh và an toàn cao
- Chi phí bảo trì bảo dưỡng hợp lý, dễ tìm linh kiện thay thế
Đặc biệt, đối với những công trình nhà có diện tích lắp đặt hạn chế, độ sâu hố PIT và chiều cao OH thấp thì thang máy cáp kéo được xem là sự lựa chọn tối ưu. Phù hợp với hầu hết các tòa nhà mới và nhà cải tạo.
Báo giá thang máy cáp kéo hiện nay
Thang máy công nghệ cáp kéo được lựa chọn phổ biến hàng đầu hiện nay. Vậy giá thang máy cáp kéo có đắt không? Rất khó để có thể đưa ra một con số chính xác về giá thang máy bởi chúng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, khiến giá thang máy có sự chênh lệch đáng kể.
Dưới đây mà một số yếu tố chính ảnh hưởng đến giá thang máy nói chung và giá thang máy cáp kéo nói riêng:
- Nơi sản xuất của thang máy
Giá thang máy phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ nơi sản xuất do sự khác nhau về nguyên vật liệu, công nghệ, tính năng, chi phí vận chuyển.
Thang máy gia đình nhập khẩu ở các nước khác nhau giá thang máy sẽ có sự chênh lệch. Thông thường với dòng thang máy gia đình nhập khẩu sẽ có mức giá từ 600.0000.000 – 1.000.000.000 VNĐ. Còn đối với các dòng thang máy liên doanh – các động cơ, hệ điều khiển… được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng; còn các linh phụ kiện khác được sản xuất trong nước thì có giá thành rẻ hơn rất nhiều, chỉ từ 300.000.000 – 600.000.000 VNĐ.
- Chất liệu thang máy
Giá thang máy gia đình sẽ phụ thuộc bởi vật liệu tạo thành thang máy:
– Thang máy buồng kính: Khung thang được dựng bởi khung nhôm chịu lực kết hợp với vách kính. Giá thang máy kính cao hơn so với các dòng thang khác
– Thang máy hố gạch: Hố thang được xây dựng bằng cột bê tông, vách thang máy thường sử dụng vật liệu inox. Loại vật liệu này phổ biến hơn và có giá thành rẻ hơn.
Ngoài vách thang máy, các bộ phận khác như cabin, nội thất thang máy (sàn, trần, tay vịn, đèn, điều hòa…) cũng có mẫu mã và vật liệu đa dạng, ảnh hưởng đến giá thang máy.
- Số điểm dừng
Đối với thang máy gia đình, số điểm dừng thường từ 3 đến 6 tầng. Số điểm dừng càng nhiều thì giá thang máy càng tăng.
Taza – Giải pháp thang máy hiện đại – ổn định – tiết kiệm
Với mong muốn cung cấp tới quý khách hàng những dòng thang máy chất lượng nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối, Thang Máy Taza Việt Nam hiện là đơn vị thang máy uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dòng thang máy cáp kéo, thang máy gia đình, thang máy liên doanh, thang máy nhập khẩu chính hãng chất lượng với các tính năng ưu việt cho các các công trình khác nhau.
Bên cạnh chất lượng thang máy, đến với Thang Máy Taza Việt Nam bạn sẽ nhận được dịch vụ đi kèm chuyên nghiệp:
- Đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn – lắp đặt – bảo trì thang máy. Khách hàng sẽ hiểu rõ được các thông tin về thang máy và có lựa chọn thích hợp nhất.
- Dịch vụ lắp đặt bảo hành, bảo trì thang máy được sắp xếp theo đúng thời hạn, đảm bảo thang máy luôn đạt chất lượng ổn định, phục vụ cho việc di chuyển an toàn.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về dòng thang máy, vui lòng liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được hỗ trợ nhanh nhất.
Trên đây là những thông tin về thang máy cáp kéo. Mặc dù có nhiều lựa chọn với các dòng thang máy khác nhưng đối với các các công trình từ 5 tầng thì thang máy cáp kéo vẫn là lựa chọn rất phù hợp.
Nếu bạn cần tư vấn về thang máy cáp kéo hay bất kì dòng thang máy này, hãy liên hệ với Công ty thang máy – Thang Máy Taza Việt Nam để được hỗ trợ!
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: