Phanh thang máy: Đặc điểm và nguyên lý hoạt động

Trong thang máy thường sử dụng hai bộ phanh là thắng cơ và thắng điện. Mỗi loại có những đặc điểm, nguyên lý hoạt động riêng biệt nhằm mang tới cho người sử dụng sự an toàn tốt nhất.

Ở bài viết này, Thang máy Taza Việt Nam sẽ giải thích rõ hơn cho Quý khách về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 2 loại phanh trên.

Bộ thắng điện của thiết bị thang máy

Thắng điện thang máy

Thắng điện thang máy

Phanh thang máy thường sử dụng loại ma sát điện nó thường ở trạng thái đóng (phanh hoạt động khi thang máy dừng và được nhả ra khi thang máy hoạt động). Vì vậy khi nói về nguyên lý làm việc của hệ thống phanh điện tử thang máy sẽ có 2 trường hợp:

Khi thang máy ở trạng thái tĩnh:

Không có dòng điện chạy trong phanh thang máy và động cơ. Lúc này, lò xo phanh sẽ giữ chặt bánh xe phanh để đảm bảo động cơ không chạy.

Khi thang máy nhận lệnh hoạt động: 

Dòng điện chạy trong phanh thang máy và động cơ. Nam châm điện sẽ nhanh chóng từ hóa, má phanh mở ra bánh xe phanh sẽ tách biệt hoàn toàn và thang máy có thể chạy bình thường.

Khi thang máy dừng tầng, máy kéo dừng lại và cuộn dây của nam châm điện bị mất điện đồng thời. Lực từ của nam châm điện sẽ biến mất nhanh chóng. Lõi sắt được phục hồi về vị trí ban đầu thông qua tay phanh, phanh miếng đệm giữ chặt bánh xe phanh một lần nữa và thang máy ngừng chạy.

Bộ thắng cơ của thiết bị thang máy

Thắng cơ giúp đảm bảo cho thang máy luôn có thể hoạt động trong một định mức cho phép. Đây còn được biết tới với tên gọi là bộ khống chế tốc độ. Chính nhờ có bộ phận này mà thang máy khi đưa vào sử dụng có được độ an toàn cao hơn, tình trạng vượt tốc khó có thể xảy ra.

Thắng cơ thang máy

Thắng cơ thang máy

Nguyên lý hoạt động:

Thắng cơ của thang máy luôn hoạt động, quay đồng tốc độ với cabin thang máy. Thêm vào đó còn có bộ đếm xung hoạt động để kiểm soát tốt tốc độ của cabin thang máy luôn hoạt động đúng tiêu chuẩn, đúng quy định.

Bộ phận này được sử dụng nhằm đảm bảo trong trường hợp không may có bất kỳ trục trặc nào xảy ra thì thiết bị đếm xung tiến hành báo tín hiệu phản hồi về khả năng mất an toàn cho hệ thống điều khiển thang máy.

Tín hiệu sau khi ghi nhận được thì bộ điều khiển thực hiện ngắt điện khỏi máy kéo, phanh điện đóng lại, phanh li tâm trên thắng cơ hoạt động để hệ thống phanh an toàn nằm ở khung cabin vận hành. Thực hiện việc ép chặt cabin thang máy vào ray dẫn hướng. Quy trình này được thực hiện chuẩn xác, đủ các bước để có thể kiểm soát tốc độ của thang máy một cách hiệu quả.

Thắng cơ và thắng điện thang máy đều có chung mục đích sử dụng

Thắng cơ và thắng điện được lắp đặt ở những vị trí khác nhau, có đặc điểm khác nhau cùng với nguyên lý hoạt động khác nhau. Song chúng có một đặc điểm giống nhau là sử dụng để tăng thêm tính an toàn cho thiết bị thang máy. Nhờ có hệ thống thắng cơ và thắng đện mà trong bất kỹ hoàn cảnh nào, điều kiện nào yếu tố tốc độ luôn được kiểm soát một cách tốt nhất nhằm mang tới tính an toàn cao hơn.

Chính vì sự cần thiết của hệ thống thắng cơ và thắng điện nên cần đảm bảo hệ thống này luôn phải được kiểm tra, bảo trì đúng kỳ để chắc chắn nó luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất, tránh gây ra những hậu quả khôn lường do thắng cơ hay thắng điện gặp trục trặc.

Thang Máy Taza Việt Nam mang cho bạn giải pháp tổng thể về thang máy, bao gồm cả bảo trì thang máy, luôn đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình sử dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mọi vấn đề về thang máy ngay nào!

>>> Xem thêm:

Công ty cổ phần kỹ thuật và xuất nhập khẩu thang máy TAZA Việt Nam

    • Trụ sở Hà Nội: Số 70, Phố Dương Khuê, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • Chi nhánh Bắc Ninh: Số 37-LK4, Khu DV Long Phương, P. Trang Hạ, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
    • Hotline: 0969 514 888
    • Email: thangmaytaza@gmail.com
    • Facebook: https://www.facebook.com/thangmaytazavietnam/