Giải đáp những ký hiệu thuật ngữ viết tắt của thang máy

Thang máy là một hệ thống phức tạp với nhiều thành phần và ký hiệu riêng biệt. Để giúp Quý khách dễ dàng hiểu hơn về ý nghĩa của các thuật ngữ chuyên môn, ký hiệu viết tắt của thang máy, Thang máy Taza – https://thangmaytaza.com/ xin được liệt kê một số thuật ngữ phổ biến dưới đây:

1. Các thuật ngữ phổ biến của bộ phận thang máy

– MRL (Machine Room Less): Thang máy không phòng máy

– MRA (Machine Room Above): Thang máy có phòng máy

thang máy có phòng máy và không phòng máy

– Gearbox Machine: Động cơ thang máy có hộp số

– Gearless Machine: Động cơ thang máy không hộp số

Đọc thêm: Lựa chọn động cơ thang máy gia đình như thế nào?

SO (Slide Open): Cửa mở lùa

CO (Center Open): Cửa mở tim (Cửa mở trung tâm)

Buffer: Bộ giảm chấn thang máy có chức năng chính là hấp thụ và giảm lượng năng lượng đột ngột được tạo ra khi thang máy dừng hoặc chạy với tốc độ quá lớn. Các loại giảm chấn có: giảm chấn thủy lực, giảm chấn cao su, giảm chấn lò xo.

Đọc thêm: Buffer thang máy: Định nghĩa và quy trình lắp đặt

Giảm chấn thang máy

Giảm chấn loại cao su

– Govenor (GOV): Bộ khống chế vượt tốc có chức năng kiểm soát tốc độ nhằm đảm bảo an toàn khi thang máy vận hành.

govenor

Bộ khống chế vượt tốc

– Photocell: Cảm quang cửa, khi cửa cabin đóng lại mà gặp vật cản sẽ lập tức mở ra đảm bảo an toàn.

cảm quang cửa thang máy photocell

– ARD: Hệ thống cứu hộ tự động. Khi bị mất điện, bộ cứu hộ sẽ kích hoạt đưa cabin về tầng gần nhất và mở cửa cho hành khách ra ngoài.

Đọc thêm: Hệ thống cứu hộ tự động ARD: Tính năng an toàn tuyệt vời của thang máy

– VVVF (Variable Voltage Variable Frequency): đây là hệ điều khiển tốc độ vô cấp bằng hệ thống thay đổi điện áp và tần số đảm bảo cho thang máy chạy êm và dừng tầng chính xác hơn đồng thời tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

– ONH: Hệ thống báo quá tải trọng cho phép

– CLO-A, CFO-A: Hệ thống tự động tắt/mở đèn quạt trong cabin

– Tỷ lệ truyền 2:1: Kiểu truyền cáp của động cơ trong đó tốc độ cabin bằng ½ tốc độ cáp.

2. Các ký hiệu trong bản vẽ thang máy

bản vẽ thang máy

OH (Overhead): là chiều cao khoảng cách được tính từ mặt sàn của cửa tầng cao nhất thang máy cho đến mặt sàn đặt máy (đối với thang máy có phòng máy) hoặc tính từ mặt sàn cửa tầng cao nhất đến móc treo tới trên cùng hố thang máy (đối với thang máy không phòng máy).

Đọc thêm: OH thang máy: Định nghĩa và Tiêu chuẩn kỹ thuật

– AA: Chiều rộng của toàn cabin.

– BB: Chiều sâu toàn cabin.

– AH: Chiều rộng hố thang.

– BH: Chiều sâu hố thang.

– JJ: Độ rộng của cửa cabin khi được mở ra.

– AA×BB: Diện tích toàn cabin.

– AH×BH: Diện tích toàn hố thang.

– JJxH: Diện tích cửa mở (rộng x cao)

Nếu Quý khách có câu hỏi gì thêm về những thuật ngữ ký hiệu của thang máy, đừng ngần ngại liên hệ với Thang máy Taza. Chúng tôi luôn ở đây sẵn sàng giúp đỡ!

Hotline: 0969 514 888

>> Xem thêm: