Điện 1 pha và điện 3 pha là hai loại hệ thống điện được sử dụng phổ biến. Hiện nay, phần lớn các hộ gia đình thường sử dụng điện 1 pha để sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu lắp đặt Thang máy gia đình giá rẻ thì cần phải lắp đặt điện 3 pha và cần đơn vị cung cấp điện cấp phép sử dụng. Bài viết này, Thang Máy Taza Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn hiểu hơn về điện 3 pha và cách đăng ký điện 3 pha để phục vụ việc sử dụng thang máy ổn định, hiệu quả.
Khái niệm: Điện 1 pha và điện 3 pha
Điện 1 pha
Điện 1 pha là hệ thống điện chỉ sử dụng 01 dây dẫn điện nóng và 01 dây trung tính. Điện áp giữa dây nóng và dây trung tính là điện áp pha. Điện 1 pha thường được sử dụng trong các hộ gia đình, đáp ứng được các thiết bị có công suất nhỏ như điện chiếu sáng, các thiết bị điện gia dụng cơ bản như tivi, máy giặt, tủ lạnh, máy tính…
Đặc điểm điện 1 pha:
- Điện áp phổ biến: 220V
- Dễ dàng lắp đặt và bảo trì
- Hiệu suất truyền tải điện năng thấp.
Điện 3 pha
Điện 3 pha là hệ thống điện sử dụng 03 dây dẫn điện nóng (pha) và có thể có thêm 01 dây trung tính. Điện áp giữa các dây pha gọi là điện áp dây. Điện 3 pha thường được sử dụng trong công nghiệp và thương mại, nơi cần công suất điện lớn để vận hành máy móc công nghiệp, điều hòa công suất lớn, thang máy…
Đặc điểm của điện 3 pha:
- Điện áp phổ biến: 380V
- Hiệu suất truyền tải điện năng cao hơn so với điện 1 pha
- Cung cấp công suất lớn hơn, ổn định cho các thiết bị lớn
- Lắp đặt và bảo trì phức tạp hơn.
So sánh Điện 1 pha và Điện 3 pha
- Công suất: Điện 3 pha cung cấp công suất lớn hơn so với điện 1 pha, phù hợp với các ứng dụng cần nhiều điện năng.
- Hiệu suất: Điện 3 pha có hiệu suất truyền tải điện năng tốt hơn, giảm thiểu tổn thất điện năng trên đường dây.
- Độ ổn định: Điện 3 pha ổn định hơn, giúp các thiết bị hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn.
- Chi phí: Điện 1 pha thường rẻ hơn và dễ lắp đặt hơn, thích hợp cho các ứng dụng nhỏ và hộ gia đình.
>>> Xem thêm: Giá thang máy 350kg
Khi nào cần lắp điện 3 pha cho gia đình?
Không phải gia đình nào đăng ký điện 3 pha cũng được phê duyệt. Nguồn điện 3 pha chỉ dành cho các trường hợp sau:
- Hộ gia đình sử dụng thang máy, các thiết bị gia đình sử dụng điện 3 pha
- Cơ sở sản xuất công nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng thiết bị điện có công suất lớn.
Lợi ích của lắp điện 3 pha cho gia đình có thang máy cũng như sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn:
- Giúp ổn định và cân bằng điện: Với 03 dây nóng, lượng điện được phân phối tốt hơn; giúp cho thang máy luôn vận hành êm ái, ổn định và bền bỉ.
- Công suất đầu ra cao: Điện 3 pha với khả năng cung cấp nhiều lượng điện năng hơn; đảm bảo thang máy có đủ năng lượng để vận hành theo phương thẳng đứng.
- Hiệu suất cao: Khả năng cung cấp điện ổn định, giảm quá tải đã, điện 3 pha giúp truyền tải điện hiệu quả, đồng thời ngăn chặn được tình trạng lãng phí năng lượng.
- Tiết kiệm chi phí: Với điện 3 pha, điện năng được tiêu thụ ở mức hợp lý. Thang máy chỉ tốn điện khi sử dụng nguồn điện không đúng với công suất động cơ.
- Phù hợp với tất cả các động cơ thang máy hiện nay: Động cơ thang máy hiện nay đều sử dụng nguồn điện 3 pha 380V để vận hành êm ái, ổn định. Không chỉ tiết kiệm tiền điện, mà điện 3 pha còn giúp bảo vệ và gia tăng tuổi thọ cho thang máy.
Thủ tục lắp điện 3 pha cho gia đình có thang máy
Một trong những yêu cầu để lắp đặt thang máy gia đình đó là phải chuẩn bị mặt bằng và điện 3 pha. Sau đây, Thang Máy Taza Việt Nam sẽ cung cấp các bước để đăng ký lắp điện 3 pha thuận lợi và nhanh chóng.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sử dụng điện 3 pha. Hồ sơ cần có những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị cấp điện:
- Mẫu này thường có sẵn tại công ty điện lực hoặc có thể tải từ website
- Điền đầy đủ thông tin cá nhân và yêu cầu cụ thể về việc cấp điện 3 pha.
- Giấy tờ tùy thân (bản sao có công chứng):
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
- Hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.
- Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất (bản sao có công chứng):
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà/đất.
- Giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện (bản sao):
Chỉ cần cung cấp một trong các giấy tờ sau:
- Hợp đồng mua bán thang máy (để chứng minh gia đình sử dụng thiết bị cần điện 3 pha)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
- Giấy phép đầu tư, Quyết định thành lập đơn vị
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại công ty điện lực tại địa phương để nộp. Công ty điện lực sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các giấy tờ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và ký hợp đồng
Công ty điện lực sẽ thẩm định hồ sơ và tiến hành khảo sát thực địa tại gia đình.
Nếu đạt yêu cầu, bạn sẽ được yêu cầu ký hợp đồng cung cấp điện 3 pha với công ty điện lực.
Bước 4: Lắp đặt, đấu nối
Công ty điện lực sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống điện 3 pha cho gia đình theo kế hoạch đã thỏa thuận; bao gồm việc kéo dây, đấu nối các thiết bị, và kiểm tra an toàn.
Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao
Sau khi lắp đặt hoàn tất, công ty điện lực sẽ tiến hành nghiệm thu công trình, bàn giao hệ thống điện 3 pha cho gia đình.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đăng ký điện 3 pha online trên website của tập đoàn điện lực Việt Nam.
Chi phí lắp điện 3 pha cho gia đình có đắt không?
Tổng chi phí cho việc lắp điện 3 pha có thể dao động trong khoảng 10.000.000 đến 15.000.000 VNĐ. Chi phí này bao gồm: các thiết bị chuyển đổi điện áp, công tơ, chi phí nhân công, thuế,…
Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần lưu ý, giá điện 3 pha dùng cho sinh hoạt của gia đình cũng khác với giá điện 3 pha phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Khi nhu cầu sử dụng thang máy càng cao thì việc lắp đặt điện 3 pha cho gia đình là rất cần thiết. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về điện 3 pha cũng như thủ tục đăng ký lắp đặt. Nếu cần tư vấn về thang máy và các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam – https://thangmaytaza.com/ để được hỗ trợ.
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: