Trong quá trình Lắp đặt thang máy gia đình, bản vẽ thiết kế đóng vai trò quan trọng đảm bảo quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và an toàn. Một bản vẽ thiết kế thang máy gia đình cần bao gồm đầy đủ các hạng mục, đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, ảnh hưởng rất lớn đến sự vận hành ổn định, an toàn và bền bỉ của thang máy. Dưới đây, Thang Máy Taza Việt Nam xin cung cấp các thông tin trong bản vẽ thiết kế thang máy gia đình không phòng máy.
Mặt cắt đứng giếng thang
Mặt cắt đứng giếng thang là bảng vẽ quan trọng nhất trong thiết kế thang máy. Bản vẽ này thể hiện chiều cao tổng thể của giếng thang từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất, bao gồm các kích thước chính xác của các tầng, khoảng cách giữa các tầng, vị trí đặt các thiết bị như ray dẫn hướng, cabin, đối trọng…
Bảng vẽ Mặt cắt đứng giếng thang giúp kỹ sư và kỹ thuật thi công hiểu rõ cấu trúc không gian giếng thang để lắp đặt thang máy đúng chuẩn.
Bản vẽ xây dựng hố PIT
Hố PIT là phần nằm dưới cùng của giếng thang, nơi đặt các thiết bị như bộ giảm chấn và hệ thống thoát nước. Bản vẽ xây dựng hố PIT chi tiết sẽ cung cấp các thông số kỹ thuật của hố thang như chiều sâu, chiều rộng, chiều dài và các yêu cầu về chống thấm, vật liệu xây dựng. Việc xây dựng hố PIT đúng tiêu chuẩn là bước quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động của thang máy.
>>> Xem thêm: Thang máy buồng kính
Khung dầm hố thang
Bản vẽ khung dầm hố thang cung cấp thông tin về vị trí và kích thước các dầm chính và dầm phụ dùng để chịu lực cho hệ thống thang máy. Khung dầm cần được thiết kế và thi công chắc chắn, đảm bảo chịu tải của hố thang và thang máy. Bản vẽ khung dầm hố thang góp phần quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và an toàn của toàn bộ hệ thống thang máy.
Mặt cắt ngang giếng thang
Bản vẽ mặt cắt ngang giếng thang mô tả về không gian trong giếng thang khi nhìn từ trên xuống.
>>> Xem thêm: Thang máy 350kg
Mặt cắt mái trên cùng
Đây là bản vẽ chi tiết cấu trúc phần mái – vị trí cao nhất hành trình thang máy kết thúc. Bản vẽ này cung cấp thông tin về chiều rộng – chiều cao, kích thước – vị trí móc treo palang, vị trí đặt tủ điều khiển, các lớp vật liệu xây dựng, các yếu tố kỹ thuật khác như cửa thoáng gió… Qua bản vẽ này sẽ bảo đảm khu vực mái có đủ không gian và an toàn cho việc lắp đặt và bảo trì thang máy sau này.
Bản vẽ 3D sàn đặt máy
Bản vẽ này giúp trực quan hóa không gian đặt các thiết bị như máy kéo và tủ điều khiển thang máy. Bản vẽ 3D sàn đặt máy rất hữu ích trong việc lên kế hoạch bố trí các thiết bị sao cho tối ưu không gian và đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành.
>>> Xem thêm: Thang máy 550kg
Cửa tầng xây chờ thô
Bản vẽ này mô tả chi tiết về kích thước và vị trí của các cửa thang tại mỗi tầng trong giai đoạn xây thô. Từ đó đảm bảo các ô chờ cửa tầng sẽ phù hợp với kích thước và vị trí của cửa cabin.
Một bản vẽ thiết kế thang máy gia đình đầy đủ, chi tiết và chính xác sẽ giúp cho quá trình thi công – lắp đặt thang máy diễn ra suôn sẻ, an toàn và hiệu quả. Việc hiểu rõ từng bảng vẽ trong thiết kế không chỉ giúp chủ đầu tư và đội ngũ kỹ thuật chuẩn bị tốt hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, sự ổn định và bền bỉ của thang máy trong suốt quá trình sử dụng.
Hy vọng bài viết này cung cấp thông tin hữu ích về bản vẽ thiết kế thang máy gia đình không phòng máy. Liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được tư vấn các giải pháp thang máy phù hợp nhất!
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: