Lắp đặt thang máy là một trong những bước quan trọng trong việc hoàn thiện công trình xây dựng, từ Lắp đặt thang máy gia đình đến các tòa nhà cao tầng. Một hệ thống thang máy phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, hoạt động trơn tru, êm ái, bền bỉ theo thời gian. Để quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất, việc chuẩn bị trước là vô cùng cần thiết. Vậy, cần chuẩn bị những gì trước khi lắp đặt thang máy? Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Chuẩn bị bản vẽ thiết kế thang máy
Bản vẽ thiết kế thang máy là yếu tố đầu tiên và quan trọng hàng đầu trong quá trình chuẩn bị lắp đặt thang máy. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong thiết kế cũng có thể ảnh hưởng toàn bộ đến công tác lắp đặt và chất lượng vận hành của thang máy. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đó là cần có một bản thiết kế chuẩn, chi tiết và chính xác; từ đó đảm bảo quá trình xây dựng, thi công và giám sát được thực hiện tốt nhất.
Bản vẽ thiết kế thang máy về cơ bản cần bao gồm thông tin sau:
- Kích thước và kết cấu của hố thang
- Kích thước cabin
- Vị trí và kích thước cửa tầng
- Kích thước và kết cấu của phòng máy
- Mô tả hệ thống điện thang máy
- Các yếu tố khác liên quan đến lắp đặt thang máy.
Bản vẽ thiết kế thang máy còn bao gồm: Bản vẽ thể hiện mặt cắt dọc hố thang, bản vẽ thể hiện mặt cắt ngang hố thang, bản vẽ thể hiện mặt cắt ngang phòng máy.
>>> Xem thêm: Thang máy kính gia đình
Kiểm tra kích thước hố thang
Hố thang là bộ phận cốt lõi trong hệ thống thang máy, chứa giảm chấn, đối trọng trong cabin ở tầng cao nhất. Đồng thời, chứa đáy của cabin và giới hạn hành trình trong thang. Do đó việc kiểm tra kích thước hố thang là bước không thể bỏ qua. Cần đảm bảo hố thang đáp ứng các yêu cầu chính xác về kích thước theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu kích thước hố thang không đúng, quá nhỏ hoặc quá lớn thì quá trình lắp đặt thang máy sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn khi vận hành.
Kiểm tra phòng máy
Đối với dòng thang máy có phòng máy, thì phòng máy là nơi chứa các thiết bị điều khiển và động cơ (máy kéo). Phòng máy phải đảm bảo được thiết kế và chuẩn bị đúng kỹ thuật, là yếu tố quan trọng để quá trình lắp đặt và vận hành thang máy diễn ra suôn sẻ. Với hạng mục này, cần kiểm tra kỹ lưỡng các yêu cầu kỹ thuật về không gian, độ thông thoáng, an toàn để đảm bảo không có vấn đề nào phát sinh trong quá trình lắp đặt. Bên cạnh đó, phòng máy cần phải được chống thấm – chống tràn nước hiệu quả.
>>> Xem thêm: Thang máy gia đình 450kg
Chuẩn bị mặt bằng để thi công
Để quá trình lắp đặt thang máy diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, mặt bằng nơi lắp đặt cần đảm bảo đủ diện tích theo yêu cầu và được vệ sinh gọn gàng. Khu vực lắp đặt không có vật cản, đủ không gian cho các kỹ thuật viên và thiết bị hỗ trợ trong quá trình thi công, lắp đặt. Việc chuẩn bị mặt bằng tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời hạn chế các sự cố, rủi ro không đáng có.
Chuẩn bị dòng điện 3 phase
Điện 3 phase là nguồn điện cần thiết cho việc lắp đặt và vận hành thang máy, kể cả đối với các dòng thang máy tải trọng nhỏ – vừa như Thang máy gia đình 350kg hay 450kg – 550kg… Do đó, cần chuẩn bị đầy đủ và đảm bảo hệ thống điện 3 phase ổn định, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để quá trình lắp đặt thuận lợi và an toàn. Việc thiếu nguồn điện 3 phase có thể gây ra gián đoạn và kéo dài thời gian lắp đặt, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Việc chuẩn bị và kiểm tra từ phía chủ đầu tư và đơn vị lắp đặt thang máy là yếu tố quan trọng để quá trình lắp đặt thang máy diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Một quy trình lắp đặt chuẩn sẽ đảm bảo thang máy hoạt động hiệu quả, mang lại sự an toàn cho người sử dụng. Hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam – https://thangmaytaza.com/ – đơn vị thang máy uy tín hàng đầu hiện nay để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất cho công trình của bạn!
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: