Tìm hiểu chi tiết cấu tạo thang máy

Cấu tạo thang máy bao gồm các bộ phận, chi tiết nào? Công dụng của từng bộ phận như thế nào?

Thang máy là thiết bị hỗ trợ người dùng di chuyển và không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng và hiện nay, thang máy dần trở nên phổ biến tại các gia đình. Nếu bạn đang muốn lắp đặt thang máy thì trước tiên hãy nắm được cấu tạo cơ bản của thang máy, để từ đó có cơ sở lựa chọn phương án lắp đặt thang máy phù hợp. Hãy tham khảo bài viết này của Thang Máy Taza Việt Nam nhé

Các bộ phận chính của thang máy

Nhắc đến thang máy, chắc chắn không thể không nhắc đến cấu tạo Hố PIT thang máy – Hố thang máy. Đây là phần không gian được thiết kế riêng để đặt thang máy. Thiết kế của hố thang máy phải phù hợp với kích thước thang máy. Hố thang máy được chia thành làm 3 bộ phận cơ bản với cấu tạo khác nhau:

  • Hố PIT thang máy: Đây là bộ phận dưới cùng của cấu trúc thang máy, là phần hố âm được xây dựng sâu hơn so với mặt đất tầm khoảng 800mm – 1400mm tùy từng loại thang.
  • Hố thang máy: Đây chính là khoảng không gian được tính theo phương thẳng đứng khoảng 2m2.
  • Phòng máy: nằm trên cùng giếng thang máy, là nơi để hệ thống điều khiển thang máy (đối với thang có phòng máy).

Về cơ bản, cấu tạo thang máy gồm 7 bộ phận chính sau:

  • Động cơ thang máy (Motor, máy kéo)
  • Tủ điều khiển (gồm điều khiển tín hiệu, điều khiển động lực)
  • Cabin, cửa cabin, cửa tầng
  • Rail, cáp
  • Thắng cơ 
  • Giảm chấn
  • Đối trọng thang máy.

Tùy theo loại thang máy mà cấu tạo thang máy cũng sẽ khác nhau. Hiện nay, có hai loại thang máy: thang máy có phòng máy và thang máy không có phòng máy. 

Cấu tạo thang máy có phòng máy

Cấu tạo thang máy có phòng máy
Cấu tạo thang máy có phòng máy

Với loại thang máy này, phòng máy được đặt ở trên cùng, có chứa máy kéo và tủ điện. 

Cấu tạo thang máy có phòng máy

Cấu tạo của thang máy có phòng máy gồm các thành phần và chức năng như bảng dưới đây:

STTChi tiếtChức năng
1Bộ giảm chấnCực kỳ quan trọng trong hệ thống thang máy, giúp dừng thang máy hoặc đối trọng khi thang máy vận hành vượt quá mốc quy định
2CabinLà không gian bên trong dùng để vận chuyển hàng khách hoặc hàng hóa
3Khung cabinKhung đỡ cabin
4Xích bù trừXích bù trừ khối lượng cáp tải
5Tủ điệnĐiều khiển hoạt động của thang máy
6Đối trọngCân bằng khối lượng cabin
7Bộ chống quá tốcGiúp dừng cabin một cách tức thời trong trường hợp thang chạy quá tốc độ định mức
8Cáp của bộ chống quá tốcBộ phận kích hoạt thắng cơ, giảm quá tốc
9Puli căng cáp của bộ chống quá tốcTạo độ căng cho cáp của bộ chống quá tốc
10Ray dẫn hướngHướng dẫn cabin chạy theo phương thẳng đứng
11Shoe dẫn hướngDẫn hướng cabin chạy dọc theo ray dẫn hướng
12Cáp tảiCáp nối cabin để truyền lực dẫn động máy kéo đến cả cabin lẫn đối trọng
13Bộ truyền cửa tầngThiết bị mở và đóng cửa tầng
14Bộ báo tảiXác định tải trọng cabin
15Thắng cơThiết bị dừng cabin nếu hộ phận chống quá tốc được kích hoạt
16Puli treo cabinĐể treo cabin bằng cáp tải
17Máy kéoTác dụng di chuyển cabin bằng cáp tải
18Cáp hành trìnhCung cấp tín hiệu cũng như nguồn điện cho cabin

Ưu nhược điểm của thang máy có phòng máy:

  • Ưu điểm: Dễ dàng thao tác bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng thang máy vì loại thang máy này có phòng máy riêng.
  • Nhược điểm: phát sinh thêm chi phí khi thiết kế phòng máy, không phù hợp với các tòa nhà có chiều cao bị hạn chế.

Cấu tạo thang máy không phòng máy  

Đúng như tên gọi, đây là loại thang không dùng phòng máy và được sử dụng phổ biến, đặc biệt khi lắp đặt thang máy gia đình giá rẻ.

Có nên lắp đặt thang máy không phòng máy?
Thang máy không phòng máy

Cấu tạo thang máy không phòng máy:

STTChi tiếtChức năng
1Bộ giảm chấnCực kỳ quan trọng trong hệ thống thang máy, giúp dừng thang máy hoặc đối trọng khi thang máy vận hành vượt quá mốc quy định
2CabinLà không gian bên trong dùng để vận chuyển hàng khách hoặc hàng hóa
3Bộ truyền cửa cabinThiết bị mở và đóng cửa cabin
4Khung an toàn trên đầu cabinĐảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên khi sửa chữa thang máy
5Tủ điệnĐiều khiển hoạt động vận hành của thang máy
6Đối trọngCân bằng khối lượng cabin
7Bao che đối trọngĐảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên không bị tiếp xúc với đối trọng khi kiểm tra hoặc sửa chữa hố thang 
8Bộ chống quá tốcGiúp dừng cabin một cách tức thời trong trường hợp thang chạy quá tốc độ định mức
9Cáp của bộ chống quá tốcCáp được nối với hệ thống chống quá tốc để kích hoạt thắng cơ
10Puli căng cáp của bộ chống quá tốcTạo độ căng cho cáp của bộ chống quá tốc
11Ray dẫn hướngHướng dẫn cho cabin di chuyển theo chiều thẳng đứng
12Shoe dẫn hướngHướng cabin chạy dọc theo ray dẫn hướng
13Hộp vận hành HIPVận hành khi thang máy bảo trì bảo dưỡng, lắp đặt phần trên cùng
14Cáp tảiTruyền lực dẫn động máy kéo đến cabin lẫn đối trọng
15Bộ truyền cửa tầngMở và đóng cửa tầng
16Bộ báo tảiXác định tải trọng cabin
17Thắng cơDừng cabin trong những trường hợp quá tốc độ
18Máy kéoDi chuyển cabin bằng cáp tải
19Cáp hành trìnhCáp cung cấp tín hiệu, nguồn điện cho cabin

Ưu nhược điểm của thang máy không phòng máy

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm diện tích và chi phí lắp đặt thang máy. 
  • Giải pháp cho các công trình hạn chế chiều cao.

Nhược điểm: Việc bảo trì, bảo dưỡng không thuận tiện bằng thang máy có phòng máy.

Tùy vào từng loại thang máy mà sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tùy theo đặc thù của công trình, nhu cầu sử dụng, khả năng tài chính mà bạn cân nhắc lựa chọn loại thang máy phù hợp. 

>>> Xem thêm: Thang máy buồng kính

Cấu tạo và công dụng chi tiết từng thiết bị thang máy

  1. Động cơ thang máy (motor, máy kéo)

Động cơ thang máy thường được lắp ở trên đỉnh hoặc bên dưới thang máy. Với công trình chiều cao bị hạn chế thì có thể lắp ở phía bên dưới. Motor/ máy kéo có tác dụng dẫn động, giảm tốc, làm quay puli – kéo cabin lên, xuống.

Hệ thống phanh gắn trên motor kéo sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành êm ái của quá trình dừng tầng và không phụ thuộc hoàn toàn vào cấu tạo thang máy. Thiết bị này có tác dụng giữ cabin dừng đúng tầng và chính xác. Phần đồng trục được gắn cùng động cơ và phần tang phanh giúp quá trình dừng tầng đúng vị trí.

Motor là một thiết bị vô cùng quan trọng trong của thang máy và các chủ đầu tư thường lựa chọn motor nhập khẩu của Mitsubishi (Thái Lan), Fuji (Nhật Bản), Montanari (Đức), Nippon ( Malaysia)…

Động cơ MONTANARI MGV25S – ITALIA

Động cơ thang máy MGV25S là dòng động cơ đến từ thương hiệu Montanari xuất xứ châu...

Động cơ MONTANARI M73 – ITALIA

Động cơ thang máy Montanari M73 (Montanari M73), rất nhỏ gọn tiện lợi cho việc...

Động cơ thang máy FUJI

Là một thương hiệu thang máy lớn tại Nhật bản với chính sách phổ biến...

Động cơ MITSUBISHI – THAILAND

Động cơ thang máy Mitsubishi – Thái Lan là loại động cơ thang máy của...

Động cơ thang máy NIPPON – MALAYSIA

Thang máy gia đình hiện nay rất phổ biến tại các ngôi nhà của hộ...

Động cơ thang máy MONTANARI MGX75 – ITALIA

Động cơ thang máy Montanari MGX75 là loại máy kéo không có hộp số phẳng...

Động cơ thang máy MONTANARI MGX80 – ITALIA

Động cơ thang máy Montanari MGX80 sản xuất tại Italia (Ý) được trang bị puly...

Động cơ thang máy TORINDRIVE

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại động cơ thang máy nhập...

  1. Tủ điều khiển

Là hệ thống điều khiển của thang máy được lập trình tự động để thang máy hoạt động trơn tru, không gặp sự cố.

Tủ điều khiển được lắp đặt tại phòng máy nằm trên cùng của cabin để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ. Sử dụng hệ thống điều khiển giúp bạn thực hiện cùng lúc nhiều lệnh gọi tầng trong lúc dừng hoặc khi thang máy đang di chuyển.

Hệ thống điều khiển tạo giúp thang máy hoạt động với năng suất cao. Liên kết giữa các nút ấn tới hệ thống điều khiển, phát lệnh cho các thiết bị cơ học hoạt động nhịp nhàng. Bên cạnh đó, còn có hệ thống đèn tín hiệu ở cửa tầng và trong cabin để người dùng có thể biết được tình trạng hoạt động của thang.

Hệ thống kiểm soát thang máy

Hệ thống kiểm soát thang máy là một thiết bị được áp dụng lắp đặt...

Linh kiện điều khiển thang máy

Một chiếc thang máy chất lượng khi và chỉ khi được cấu tạo nên từ...

Hệ thống cứu hộ tự động ARD

Hệ thống cứu hộ tự động ARD thông minh, hiện đại, bao gồm hệ thống...

Tủ điện điều khiển

Mục lụcCác bộ phận chính của thang máyCấu tạo thang máy có phòng máyCấu tạo...

  1. Cabin thang máy

Trong cấu tạo thang máy thì cabin thang máy – hay còn gọi là thùng thang, và thể hiện tính thẩm mỹ của toàn bộ thang máy. Bên trong cabin thang máy có thể trang trí thêm gương, đèn hay màn hình điện tử…

Cabin thang máy gồm một số thiết bị như:

  • Đầu cửa cabin thang máy
  • Khung cửa thang máy
  • Khung bao cửa thang máy
  • Cánh cửa thang máy
  • Sill cửa thang máy
  • Photocell cảm biến vật cản
  • Khóa cửa an toàn

  1. Rail thang máy

Muốn thang máy di chuyển đúng hướng thì phải thiết kế ray dẫn đường dọc theo giếng thang máy, đảm bảo đối trọng của thang máy đúng và không bị lệch ra khỏi đường đi.

  1. Thắng cơ (Bộ giảm tốc)

Trong cấu tạo thang máy gia đình hay thang máy nói chung thì thiết bị khống chế vượt tốc hay phanh cơ khí (thắng cơ) là thiết bị bắt buộc phải có.

Để xử lý tình huống di chuyển quá nhanh của thang máy, bộ hạn chế tốc độ có công dụng chính là đảm bảo tốc độ thang máy luôn trong mức an toàn.

  1. Giảm chấn

Đôi khi đi thang máy sẽ có hiện tượng thang bị rung lắc nhẹ khi gần đến tầng cần dừng. Để khắc phục hiện tượng này thì việc lắp đặt thêm giảm chấn ở dưới thang máy có tác dụng dừng đỡ cabin giúp giảm sự rung lắc do dừng tầng của thang máy.

  1. Đối trọng thang máy

Đối trọng thang máy là thiết bị không thể thiếu trong thang máy sử dụng cáp kéo. Nguyên tắc hoạt động của thang máy là 1 bên đối trọng, một bên cabin, 2 bên phải cân bằng với nhau.

Đối trọng trong thang máy thường được làm bằng bê tông đúc kết hợp cùng vỏ bọc nhựa tạo nên mang tính thẩm mỹ cao.

>>> Xem thêm: Thang máy 350kg

Một số thiết bị, hệ thống an toàn trong thang máy

Thiết bị phần cơ khí:

  • Cửa tầng: cửa tầng đóng mở được là do cửa cabin điều khiển
  • Button tầng
  • Hệ thống phanh cơ khí
  • Hệ thống khung cơ khí bệ máy
  • Hệ thống chuyển động cửa tầng và cửa cabin.

Phần điện của thang máy:

Phần điện bên trong của thang máy gia đình gồm:

  • Cáp tín hiệu: Được đấu nối từ tủ điện bên trên phòng máy xuống hộp điều khiển được lắp đặt trên nóc cabin.
  • Hộp điều khiển trên nóc cabin.
  • Hệ thống thiết bị điện chiếu sáng cho hố thang máy.
  • Hệ thống thiết bị giới hạn hành trình của thang máy đảm bảo an toàn cho thang.

Phần điện bên trên phòng máy gồm:

  • Tủ điều khiển: điều khiển mọi hoạt động của thang máy như hệ thống relay, điều khiển tốc độ, contactor, các bo mạch trung gian, điều khiển tín hiệu.
  • Hệ thống cứu hộ tự động: khi xảy ra sự cố hoặc mất điện đột ngột thì hệ thống này sẽ hoạt động để đưa thang máy về tầng thấp nhất, giúp người dùng thang máy có thể ra ngoài.

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến cấu tạo thang máy mà Thang Máy Taza Việt Nam muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể trực tiếp liên hệ với Taza để được tư vấn cụ thể nhất nhé!