Nếu tìm hiểu về thị trường thang máy, bạn sẽ thấy rằng thang máy được chia thành 2 loại: thang máy nhập khẩu và thang máy liên doanh. Trong đó, giá thang máy nhập khẩu cao gấp 2-3 lần so với giá thang máy liên doanh. Vậy chất lượng của các dòng thang nhập khẩu này có tốt gấp 2-3 lần so với chất lượng của thang liên doanh hay không? Giá thành có tỉ lệ thuận với chất lượng hay không? Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam – https://thangmaytaza.com/ tìm hiểu thông tin về 2 dòng thang máy này trong bài viết dưới đây nhé!
Thang máy nhập khẩu là gì?
Thang máy nhập khẩu là dòng thang máy được sản xuất hoàn toàn từ nước ngoài và được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện về Việt Nam. Tại Việt Nam, một số thương hiệu thang máy nhập khẩu phổ biến như: FujiTec, Mitsubishi, Schindler,…
Ưu điểm:
– Sản xuất với công nghệ hiện đại, dây chuyền khép kín
– Mẫu mã hiện đại, tinh tế; có tính đồng nhất
– Chất lượng vượt trội, vận hành ổn định – an toàn
– Chế độ bảo hành, bảo trì lâu dài, rõ ràng.
Nhược điểm:
– Yêu cầu hố thang máy phải được thiết kế và thi công chính xác, đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất, không thể thay đổi kích thước.
– Giá thang máy nhập khẩu khá cao, từ 800 triệu – 2 tỷ đồng
– Phí bảo trì, sửa chữa – thay thế thiết bị sau thời gian bảo hành khá cao.
– Thời gian đặt hàng lâu, dẫn đến việc lắp đặt thang máy kéo dài.
Thang máy liên doanh là gì?
Thang máy liên doanh là dòng thang máy được kết hợp giữa linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài và linh kiện được gia công lắp ráp trong nước. Mục đích nhằm tối ưu giá thành thang máy, thời gian đặt hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Ưu điểm:
– Giá thành rẻ, chỉ bằng ⅓-½ giá thang nhập khẩu; phù hợp với khả năng tài chính của các chủ đầu tư tại Việt Nam
– Cabin được sản xuất trong nước, kích thước thay đổi linh hoạt; phù hợp với mọi công trình xây dựng.
– Nội thất cabin đa dạng, được thiết kế với chất liệu – họa tiết theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư.
– Phí bảo trì, sửa chữa và thay thế linh kiện thấp, chi phí phát sinh và vận hành thang máy phù hợp túi tiền.
– Thời gian lắp đặt nhanh chóng, đáp ứng được những công trình có tiến độ gấp, có thể chỉ từ 90 ngày.
Nhược điểm:
– Thiết kế có thể không đồng bộ như thang máy nhập khẩu; đòi hỏi chủ đầu tư và đơn vị thang máy có kinh nghiệm cao trong việc kết hợp nội thất cabin sao cho phù hợp
– Chất lượng có phần kém hơn so với thang máy nhập khẩu.
Điều này không có nghĩa là thang máy liên doanh không đảm bảo chất lượng. Tất cả các dòng thang liên doanh vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế; các tiêu chuẩn về chất lượng – an toàn. Và hiện nay, với công nghệ ngày càng phát triển thì chất lượng thang máy liên doanh không ngừng được nâng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.
>>> Xem thêm: Giá thang máy 350kg
Tại sao giá thang máy nhập khẩu lại cao hơn thang máy liên doanh?
Sở dĩ giá thang máy nhập khẩu nguyên chiếc cao hơn thang máy liên doanh vì các lý do sau:
– Chi phí sản xuất cao hơn; bao gồm chi phí nhân công và nguyên vật liệu
– Chi phí vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam không hề thấp
– Phải nộp các loại thuế và phí nhập khẩu
– Giá trị thương hiệu.
Chất lượng thang máy nhập khẩu có tốt hơn không?
Giá cao gấp đôi, gấp ba thì liệu chất lượng, tuổi đời thang máy nhập khẩu có cao gấp đôi, gấp ba so với thang máy liên doanh được sản xuất trong nước?
Nhìn chung, chất lượng thang máy nhập sẽ cao hơn thang máy liên doanh bởi chúng được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, được kiểm soát gắt gao, tính đồng bộ hóa cao. Tuy nhiên, không thể gấp đôi hay gấp ba được bởi những thiết bị quyết định tới chất lượng thang máy thì thang liên doanh đều dùng thiết bị nhập khẩu của các đơn vị thang máy lớn trên thế giới.
Về tuổi đời, với một thiết bị thang máy liên doanh sử dụng thiết bị chính hãng, được tiến hành bảo trì định kỳ, thường xuyên thì có tuổi đời khoảng 20-25 năm; sau đó sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp hoặc thay mới. Còn với dòng thang nhập khẩu, tuổi thọ có kéo dài hơn nhưng cũng chỉ rơi vào từ 25-30 năm.
>>> Xem thêm: Thang Homelift
Thang máy nhập khẩu hay liên doanh đang được sử dụng nhiều nhất?
Với phân khúc nhà cao tầng, cần thang máy với tải trọng lớn, tốc độ cao thì các dòng thang máy nhập khẩu được lựa chọn hàng đầu. Các thương hiệu nhập khẩu thường được các chủ đầu tư lựa chọn như Mitsubishi – Nhật Bản, Hitachi – Nhật Bản; Otis – Mỹ, Schindler – Thụy Sỹ, ThyssenKrupp – Đức,…
Còn đối với phân khúc nhà thấp tầng (dưới 16 tầng); Thang máy gia đình giá rẻ thì thang máy liên doanh ( sử dụng thiết bị ngoại nhập) vẫn chiếm bởi vì:
– Thang máy liên doanh đáp ứng tốt về mặt chất lượng, an toàn.
– Giá thành hợp lý, phù hợp với chủ đầu tư tư nhân.
– Thiết kế linh hoạt, phù hợp với mọi đặc điểm công trình, đặc biệt những ngôi nhà có diện tích nhỏ, nhà cải tạo.
Bên cạnh đó, một trong những lợi thế không thể bỏ qua của loại thang máy liên doanh đó là thời gian cung cấp nhanh chóng, giúp thời gian hoàn thiện công trình xây dựng được rút ngắn đáng kể – điều mà chủ đầu tư nào cũng mong muốn.
Với những thông tin trên, thì nên chọn thang máy gia đình nhập khẩu hay liên doanh? Nếu Quý khách không quan tâm tới giá thành mà chú trọng vào thương hiệu và nguồn gốc thì thang máy nhập khẩu là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu muốn giá thành tốt, kích thước – thiết kế đa dạng mà vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn thì nên dành sự ưu tiên cho thang máy liên doanh.
Nếu cần tư vấn thêm thông tin về thang máy, hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam – đơn vị cung cấp giải pháp thang máy toàn diện để được hỗ trợ nhanh nhất
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: