Thang máy là thiết bị liên quan trực tiếp đến sự an toàn thậm chí là tính mạng của người sử dụng. Chính vì vậy, kiểm định thang máy là yêu cầu bắt buộc đối với thang máy trước khi đưa vào sử dụng.
Chứng nhận kiểm định còn là ràng buộc pháp lý quan trọng để cung cấp cho các đơn vị bảo hiểm cũng như khách hàng khi đánh giá, thể hiện sự tuân thủ các quy định của pháp luật về việc sử dụng thiết bị được yêu cầu rõ ràng, nghiêm ngặt về an toàn lao động.
>>> Xem thêm: Thang máy lồng kính
1.Tầm quan trọng của việc kiểm định thang máy
Việc kiểm định thang máy theo định kỳ bởi đơn vị kiểm định uy tín, chuyên nghiệp mang đến nhiều lợi ích cho các chủ đầu tư, quản lý tòa nhà và người sử dụng thang máy.
Đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Việc kiểm định theo định kỳ đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng thang máy. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ tai nạn hoặc sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng thang máy. Không chỉ thế, việc kiểm định giúp phát hiện và khắc phục các lỗi kỹ thuật hoặc bộ phận hư hỏng trước khi chúng gây ra các vấn đề liên quan đến an toàn.
Đảm bảo tính ổn định của thang máy
Các lỗi kỹ thuật hoặc bộ phận hư hỏng có thể gây ra các sự cố hoặc gián đoạn trong quá trình sử dụng thang máy. Từ đó, gây ra thiệt hại hoặc mất mát cho chủ đầu tư và người sử dụng thang máy. Khi kiểm định thang máy định kỳ giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề này sớm trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tiết kiệm chi phí bảo trì và sửa chữa
Khi phát hiện và khắc phục sớm các lỗi kỹ thuật hoặc bộ phận hư hỏng sẽ giảm thiểu chi phí bảo trì và sửa chữa thang máy.
Nếu các sự cố hoặc lỗi kỹ thuật không được phát hiện sớm, chúng có thể dẫn đến việc phải thay thế toàn bộ thang máy, gây ra chi phí lớn cho chủ đầu tư.
Nâng cao giá trị tài sản
Một thang máy được kiểm định theo định kỳ sẽ có tính an toàn, độ tin cậy và hiệu quả hoạt động tốt hơn. Nhằm tăng giá trị của tòa nhà và thu hút được nhiều khách hàng sử dụng.
>>> Xem thêm: Thang máy gia đình 350kg
2. Quy trình kiểm định thang máy đạt chuẩn bao gồm 4 bước sau đây
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
Hồ sơ kỹ thuật của thang máy sẽ bao gồm: hồ sơ lý lịch, chế tạo thang máy ( bản vẽ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thang máy); hồ sơ thi công và lắp đặt; các giấy tờ, biên bản kiểm định của những lần kiểm định trước; hồ sơ thay thế, sửa chữa thiết bị máy móc và giấy tờ bảo trì thang máy; bản hướng dẫn sử dụng thang máy và xử lý sự cố. Mỗi một thiết bị thang máy đều có hồ sơ kỹ thuật riêng, phục vụ cho việc theo dõi và kiểm soát, kiểm định kỹ thuật an toàn.
Bước 2: Đối chiếu hồ sơ với cấu tạo thiết bị thực tế
Tại bước này, bạn cần kiểm tra: tổng quan các bộ phận chi tiết của thang máy xem đã khớp với hồ sơ chế tạo hay chưa; tính đồng bộ của thiết bị thang máy. Kiểm tra các thiết bị cấu thành thang để phát hiện các biến dạng, sự cố nếu có, kiểm tra hệ thống điện.
Bước 2: Kiểm tra xem các bộ phận khớp với hồ sơ chế tạo hay chưa, phát hiện lỗi sai, thiết bị hư hỏng để thay thế, sửa chữa
Bước 3: Thực hiện các thử nghiệm để kiểm định thang máy
Sau khi hoàn thành xong bước thứ 2 mà thang máy đều đạt mọi yêu cầu và không gặp bất kỳ sự cố nào thì chúng ta sẽ đến tiếp bước tiếp theo của quy trình kiểm định thang máy đó là thử nghiệm. Các để thử nghiệm như sau: Vận hành thang máy ở chế độ không tải để xem xét được tổng quan quá trình hoạt động của thang. Tiếp theo sẽ thử vận hành sang chế độ tải với mức tải trọng tăng dần để đánh giá độ an toàn của thang máy.
Bước 4: Lập báo cáo kết quả xử lý kiểm định thang máy
Báo cáo xử lý kết quả kiểm định thang máy sẽ bao gồm: biên bản kiểm định thang máy theo mẫu, biên bản kiến nghị nếu có. Bắt buộc phải dán tem kiểm định thang máy. Tiếp theo là thẩm định là những ưu, nhược điểm, các điểm cần chú ý, hướng khắc phục của thang máy. Cuối cùng là ban hành kết quả kiểm định hoạt động bình thường nếu thang máy đã đạt yêu cầu.
>>> Xem thêm: Thang máy gia đình 450kg
3. Tổ chức, cá nhân nào được phép kiểm định thang máy?
Lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn của thang máy, thiết bị, vật tư là hoạt động có điều kiện. Chỉ những đơn vị được Nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm tra an toàn kỹ thuật, chất lượng thang máy, ví dụ như:
Các đơn vị được cấp phép bởi Cục ATLD, TBXH.
Trung tâm kiểm định KTAT Hà Nội, trung tâm kiểm định và huấn luyện KT ATLĐ TP Hồ Chí Minh, trung tâm kiểm định KTAT khu vực I, khu vực II, trung tâm kiểm định an toàn kỹ thuật an toàn Quân đội thuộc bộ Quốc Phòng, trung tâm kiểm định CN I, II, III.
Các đơn vị trực thuộc Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp.
>>> Xem thêm: Thang máy Homelift
4. Các quy chuẩn trong kiểm định thang máy
Hiện nay trong kiểm định thang máy, Nhà nước ta đã ban hành khá nhiều những tiêu chuẩn khác nhau. Dưới đây là một số những thông tư tiêu biểu mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật chung về thang máy – QCVN 02:2019.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy gia đình – QCVN 32:2018.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy – QCVN 02:2011.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy thủy lực – QCVN 08:2013.
- Kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy không phòng máy – QCVN 26:2016.
Ngoài những tiêu chuẩn kể trên thì còn rất nhiều những quy chuẩn liên quan tới chất lượng của thang máy khác. Để đảm bảo được sự an toàn trong quá trình thang máy vận hành thì bước kiểm định cần tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn này.
5. Chi phí kiểm định thang máy
Thông thường, chi phí kiểm định thang máy lần đầu tiên, sau khi hoàn thành lắp đặt thang máy sẽ do công ty lắp đặt thang máy chi trả.
Ở những lần kiểm định tiếp theo, chi phí kiểm định sẽ do chủ thang máy chi trả cho cơ quan kiểm định. Tuy chi phí kiểm định lần đầu do công ty lắp đặt chi trả nhưng bạn hoàn toàn có thể chỉ định đơn vị kiểm định mà mình mong muốn.
Chi phí kiểm định thang máy hiện nay đã được Nhà Nước ban hành thông qua thông tư 41/2016/TT-BLĐTBXH. Với mức dao động từ 700.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ phụ thuộc vào công suất hay dung tích thang máy.
Theo Quyết định số 11/ QĐ – KĐ được ban hành vào ngày 27/02/2017 của Trung tâm Kiểm định Kỹ thuật an toàn khu vực III, chi phí kiểm định thang máy các loại như sau:
- Với thang máy dưới 10 tầng, chi phí kiểm định là 2.000.000đ/thiết bị.
- Với thang máy từ 10 tầng đến 20 tầng, chi phí kiểm định là 3.000.000đ/thiết bị.
- Với thang máy trên 20 tầng, chi phí kiểm định là 4.500.000đ/thiết bị.
6. Mức phạt với các lỗi vi phạm trong kiểm định thang máy
Hiện nay, để những thông tư được thực hiện nghiêm chỉnh, nhà nước ta đã đưa ra những mức phạt hành chính đối với những trường hợp không chấp hành việc kiểm định thang máy:
- Mức độ 1: Trường hợp cá nhân hay tổ chức sử dụng thang máy mà không thông báo tới cơ quan thẩm quyền kiểm định các loại máy và thiết bị liên quan – phạt tiền từ 1.000.000đ – 3.000.000đ
- Mức độ 2: Đối với hành vi không khai báo kiểm định thang máy mà đã đưa vào sử dụng – phạt tiền từ 3.000.000đ – 5.000.000đ.
- Mức độ 3: Trường hợp chống đối không kiểm định mà đưa vào sử dụng hoặc kiểm định chưa đạt yêu cầu nhưng vẫn cố tình sử dụng – phạt tiền từ 50.000.000đ – 75.000.000 đ
Kiểm định thang máy là một công việc quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình vận hành thang. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc trong kiểm định thang máy sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như: Thang máy hoạt động không đảm bảo chất lượng như mong muốn. Thang máy rất dễ gặp phải những lỗi kỹ thuật, ảnh hưởng tới việc vận hành của thang. Thậm chí khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dùng.
Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về kiểm định thang máy, nắm bắt được quy trình kiểm định đạt tiêu chuẩn Nhà nước. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị chuyên cung cấp, lắp đặt thang máy uy tín, chất lượng và dịch vụ chuyên nghiệp, đã được kiểm định về kỹ thuật an toàn thì hãy liên hệ ngay với Thang máy Taza để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Hotline: 0969 514 888