Phòng ngừa và xử lý thang máy ngập nước mùa mưa bão

Mưa bão ảnh hưởng rất nhiều đến nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người dân, trong đó việc sử dụng thang máy cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là các khuyến cáo giúp người dùng phòng ngừa rủi ro, sử dụng thang máy một cách an toàn và bảo quản thiết bị một cách hiệu quả trong mùa mưa bão.

Phòng ngừa và xử lý thang máy ngập nước mùa mưa bão
Phòng ngừa và xử lý thang máy ngập nước mùa mưa bão

>>> Xem thêm: Thang máy buồng kính

Phòng ngừa bảo vệ an toàn thang máy khi mưa bão

Công tác phòng ngừa, bảo vệ an toàn cho thiết bị thang máy trước mùa mưa bão như sau:

Chống thấm hố thang máy hiệu quả: Xử lý chống thấm hố thang máy là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự vận hành và an toàn của hệ thống thang máy, đặc biệt là vào mùa mưa bão.

– Trang bị hệ thống cảnh báo ngập nước: khi lắp đặt thang máy, người dùng có thể trang bị hệ thống cảnh báo ngập nước. Khi có nước bị rò rỉ, tràn vào thang máy, hệ thống sẽ cảnh báo đến người dùng bằng các tín hiệu, đồng thời tự động đưa cabin lên tầng cao hơn để tránh ngập nước.

– Kiểm tra, bảo dưỡng thang máy: bảo trì – bảo dưỡng thang máy định kỳ và kiểm tra, đánh giá tình trạng thang máy trước mùa mưa bão giúp xác định tình trạng thang máy và có các hướng xử lý cần thiết, kịp thời để bảo vệ thiết bị trước các nguy cơ rò rỉ, ngập úng; đồng thời có phương án che chắn phòng máy, nóc cabin và các khu vực cần thiết.

– Đưa cabin thang máy lên tầng cao: ngay từ khi nước chưa ngập giếng thang, người dùng cũng nên đưa cabin thang máy lên tầng cao nhất hoặc ít nhất là tầng 2 trở lên, để tránh bị ngập nước hoặc ẩm do hơi nước.

– Ngắt điện toàn bộ thang máy: Trước khi ngắt điện cần đảm bảo không còn ai ở trong cabin thang máy. Điều này giúp thiết bị tránh bị sự cố chập, cháy điện khi mưa lớn, sấm chớp.

Lưu ý: Các dòng thang máy hiện nay, từ thang máy giá rẻ cho đến thang máy tải khách, tải hàng đều có hệ thống cứu hộ tự động ARD, cabin thang sẽ được đưa về tầng thấp nhất trong trường hợp bị cắt điện. Chính vì thế, khi đưa cabin thang máy lên tầng cao nhất, người dùng ngắt điện thang máy và đồng thời phải ngắt cả nguồn điện dự phòng – ngắt cầu dao cứu hộ để tránh tình trạng “thang máy ngập nước” dù đã thực hiện phương án bảo vệ theo hướng dẫn.

d

Phòng ngừa và xử lý thang máy ngập nước mùa mưa bão
Đưa cabin thang máy lên tầng cao – bảo vệ thang máy trong mùa mưa bão

Bảo đảm an toàn khi sử dụng thang máy khi mưa bão

Với bất kể dòng thang máy nào, trong mùa mưa bão thì người dùng cần phải chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như thang máy:

– Không sử dụng thang máy khi thang bị đang ngập nước: Tuyệt đối không bấm nút gọi thang hay sử dụng bất kỳ nút chức năng nào trên bảng điều khiển thang máy. Sử dụng thang máy trong trường hợp này có thể gây hỏng thang máy và nguy hiểm cho người dùng.

– Không sử dụng thang máy khi nguồn điện không ổn định: Mưa bão thường đi kèm với nguy cơ cháy chập điện hoặc có thể bị cắt điện bất ngờ để phòng ngừa nguy cơ cháy chập; trong những trường hợp này thì nguồn điện sẽ không ổn định. Chính vì thế, tốt nhất không sử dụng thang máy để tránh thang dừng đột ngột do mất điện mà hệ thống cứu hộ tự động cũng gặp trục trặc; người dùng sẽ bị mắc kẹt trong cabin. Đặc biệt trong tình huống mưa bão, đội cứu hộ thang máy cũng cần nhiều thời gian để di chuyển đến cứu hộ thang máy.

Tại các tòa nhà cao tầng, đội ngũ kỹ thuật tòa nhà cần đánh giá tình hình thực tế để hướng dẫn cho cư dân sử dụng thang máy. Nếu không an toàn, quản lý tòa nhà yêu cầu ngừng sử dụng thang máy và thông báo cho cư dân nhằm tránh các tình huống nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Thang máy Homelift

Phương án xử lý tình huống ngập úng thang máy do mưa bão

Bảo trì thang máy

Nếu tình hình mưa bão gây ra tình trạng ngập úng thang máy hoặc rò rỉ nước vào thang, hãy liên hệ đơn vị cứu hộ thang máy và thực hiện các công việc dưới đây ngay sau khi mưa bão kết thúc:

– Thực hiện hút nước ra khỏi cabin/giếng thang máy: Tránh để thang máy ngập nước quá lâu, cần hút nước ra khỏi thang máy càng sớm càng tốt. Nếu cần thiết, hãy nhờ tới sự hỗ trợ của đơn vị bảo trì thang máy để có phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.

– Kiểm tra tình trạng thang: Sau khi nước rút, đội ngũ kỹ thuật thang máy cần kiểm tra toàn bộ trước khi đưa thang máy trở lại hoạt động bình thường.

Quy trình xử lý thang máy bị ngập nước

Quy trình xử lý thang máy ngập nước được tiến hành bởi bộ phận kỹ thuật; về cơ bản gồm các bước:

  • Bước 1: Kiểm tra nguồn điện và thực hiện các thao tác ngắt nguồn điện, đưa cabin lên cao, che chắn,…
  • Bước 2: Kiểm tra nguyên nhân, vị trí nước xâm nhập, hiện trạng giếng thang (ngập úng, đã khô ráo,…)
  • Bước 3: Xử lý nguyên nhân khiến thang bị ngập nước; xử lý nước còn đọng, úng trong giếng thang.
  • Bước 4: Kiểm tra linh kiện thang máy (lau khô, sấy, hong khô tự nhiên,…)
  • Bước 5: Kiểm tra, vận hành thang máy sau khi mở điện lại.

Khi thực hiện đầy đủ các bước trên sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro cho thang máy trong mùa mưa.

Trên đây là một số thông tin người dùng cần biết khi sử dụng thang máy trong mùa mưa bão. Mọi hỗ trợ về thang máy, quý khách vui lòng liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được hỗ trợ, tư vấn và báo giá chi tiết.

Hotline: 0969 514 888

Bài viết khác: