Làm gì khi bộ phận cứu hộ thang máy không hoạt động khi sự cố?

Nếu như bạn đi ngang qua thang máy, bạn nghe thấy tiếng kêu cứu của ai đó phát ra từ bên trong cabin thì bạn sẽ làm như thế nào? Nhiều người sẽ sẽ chọn cách chạy ngay đi gọi điện cho đội cứu hộ thang máy. Và nhờ đến sự giúp đỡ của người ở gần đó.

Cách này hoàn toàn ổn nhưng nếu trong trường hợp khẩn cấp, người ở trong cabin thì đang rất hoảng loạn và chẳng có đội cứu hộ nào ở gần đó thì phải làm sao? Đến đây thì khó rồi nhỉ? Trong trường hợp này thì phải làm như thế nào đây nhỉ? Để thang máy TAZA hướng dẫn cho bạn cách giải quyết nhé!

Làm gì khi bộ phận cứu hộ thang máy không hoạt động?
Kiến thức an toàn thang máy – điều bất kì ai cũng nên biết!

Cứu hộ thang máy – Bạn có thật sự biết đến nó?

Ở thời đại mà thang máy đang rất phổ biến. Mỗi ngày di chuyển lên xuống bằng thang máy rất nhiều lượt. Thì việc cứu hộ thang máy là việc rất quan trọng và diễn ra thường xuyên hơn. Chính vì vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý khi gặp sự cố thang máy là việc rất nên làm. Vậy, bạn thật sự đã biết đến nó?

Theo một khảo sát gần đây của thang máy TAZA ở một trường đại học, có đến hơn 70% các bạn sinh viên khi được hỏi sẽ không biết phải làm thế nào để cứu hộ thang máy ngoài việc gọi cho đội cứu hộ đang trực ở gần đó. Điều này cũng dễ hiểu vì thường thì những kỹ thuật viên về thang máy mới đảm nhiệm những công việc này. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn cấp mà lại không có kỹ thuật viên hay đội ngũ cứu hộ nào ở đó thì một vài kiến thức về quy trình cứu hộ thang máy sẽ rất hữu ích với bạn.

Các bước cứu hộ thang máy

Nói về các bước cứu hộ thang máy. Có thể chia ra thành cứu hộ thang máy gia đình và cứu hộ thang máy nhà chung cư, cao ốc. Mỗi loại phải tuân theo những quy trình thực riêng với mức độ yêu câu chuyên môn khác nhau

Trong phạm vi bài viết này. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình cứu hộ thang máy gia đình. Đây là hình thức cứu hộ thông dụng. Và phù hợp với khả năng xử lý của những người không có chuyên môn sâu về thang máy.

Quy trình cứu hộ thang máy:

Bước 1: Xác định vị trí thang máy và trấn an hành khách. Đây là việc phải làm đầu tiên để xác định được tình trạng của người đang bị mắc kẹt trong cabin. Về sức khỏe cũng như những thương tổn để chuẩn bị xử trí kịp thời. Ngoài ra đây cũng là thao tác quan trọng cần thực hiện để trấn an giữa tâm lý hành khách không vào trạng thái hoảng loạn.

Bước 2: Ngay lập tức ngắt mọi nguồn điện cung cấp cho thang máy, kể cả nguồn điện dự phòng

Bước 3: Thực hiện nhả thắng cơ từ từ, chậm rãi và dùng sức quay trục động cơ thang máy để thang máy di chuyển về vị trí tầng gần nhất.

Bước 4: Dùng khóa khẩn cấp mở cửa tầng thang máy để đưa người ở bên trong thang máy ra ngoài và thực hiện sơ cứu, cấp cứu nếu như có thương tích.

Đây là 4 bước cơ bản nhất mà bạn cần nắm được về quy trình cứu hộ thang máy gia đình. Với những thang máy ở các tòa cao ốc, chúng cư. Sẽ có những đội ngũ kỹ thuật viên túc trực để làm công việc này. Khi có sự cố xảy ra họ sẽ có mặt ngay lập tức để xử lý kịp thời

Nhả thắng từ từ và quay trục động cơ thang máy sao cho thang máy di chuyển về đúng tầng gần nhất.

Những điều không nên làm khi cứu hộ thang máy

Tuy công việc cứu hộ cứu nạn thang máy là vô cùng cấp bách. Nhưng vẫn có một số việc bạn cần tránh để giữ an toàn cho người bị nạn đang mắc kẹt trong thang máy

Thứ nhất – Không hoảng loạn

Đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc, nó là yếu tố quyết định quá trình cứu hộ có diễn ra thuận lợi hay không? Chỉ khi thật bình tĩnh thì bạn mới có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất

Thứ hai – Xử trí tình huống một mình

Việc xử lý cứu hộ thang cần sự phối hợp của 1 đội ít nhất 2 người. 1 người sẽ chịu trách nhiệm điều khiển cabin lên xuống còn. Người kia sẽ là người quan sát và đưa ra lệnh điều điều chỉnh cabin lên xuống và dừng hợp lý. Vì vậy mà khi thực hiện công việc cứu hộ 1 mình sẽ tiềm ẩn những rủi do nhất định. Nếu không phải trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp. Thì tuyệt đối không thực hiện việc này khi chỉ có 1 mình.

Thứ ba – Cạy cửa thang máy

Việc cạy cửa thang máy khi chưa tắt điện là việc mà bạn không nên thực hiện. Lý do là vì bạn sẽ không biết cabin thật sự đang ở đâu và có nguy cơ rơi vào hố thang máy. Một điều cực kỳ nguy hiểm.

Thứ tư – không tắt nguồn điện thang máy

Đây là điều nguy hiểm nhất. Bạn sẽ không thể biết được trong quá trình đang thực hiện cứu hộ thì thang máy đột nhiên hoạt động trở lại khi nào? Sẽ rơi xuống khi nào? Và nó sẽ đe dọa đến tính mạng của tất cả mọi người kể cả đối với chính bạn. Nên phải đặc biệt lưu ý vấn đề này.

TAZA – Biệt đội cứu hộ thang máy cho ngôi nhà bạn

Nhìn chung, đây là việc làm đòi hỏi tính chuyên môn cao. Nếu có đơn vị cứu hộ riêng túc trực 24/24 sẽ là quá tốt. Bằng không, chỉ nên thực hiện nếu bạn đối diện với tình huống rất khẩn cấp.

Nếu có bất cứ nhu cầu nào về bảo trì, lắp đặt, sửa chữa, cứu hộ thang máy, bạn có thể tìm đến Thang Máy Taza Việt Nam. Ở đây, chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên cứu hộ được đào tạo bài bản, sẵn sàng có mặt trong thời gian nhanh nhất để đảm bảo an toàn cho bạn.

Công ty cổ phần kỹ thuật và xuất nhập khẩu thang máy TAZA Việt Nam

  • Trụ sở Hà Nội: Số 70, Phố Dương Khuê, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Chi nhánh Bắc Ninh: Số 37-LK4, Khu DV Long Phương, P. Trang Hạ, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
  • Hotline: 0969 514 888
  • Email: thangmaytaza@gmail.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/thangmaytazavietnam/