Kiểm tra, đánh giá và phân tích rung lắc thang máy là một hạng mục quan trọng trong quá trình bảo trì. Việc kiểm tra rung lắc giúp phát hiện những vấn đề, tiềm ẩn và khắc phục kịp thời trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến hỏng hóc và sự cố khi sử dụng thang máy. Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu về kỹ thuật kiểm tra rung lắc thang máy trong bài viết dưới đây nhé!
>>> Xem thêm: Thang Homelift
Cảm biến gia tốc và cách thức hoạt động
Hiểu một cách đơn giản, cảm biến gia tốc là thiết bị theo dõi tín hiệu rung từ thang máy và hiển thị các giá trị của những rung lắc này trên máy đo.
Máy đo độ rung hoặc máy phân tích là một thiết bị điện tử có khả năng xử lý tín hiệu rung, lắc. Cảm biến tạo tín hiệu điện áp trong khi nó rung trên máy. Tín hiệu điện áp này sẽ được truyền qua cáp đến thiết bị đo độ rung lắc. Thiết bị đo độ rung có thể xử lý tín hiệu điện áp và hiển thị các giá trị rung như gia tốc và vận tốc.
>>> Xem thêm: Thang máy buồng kính
Tiêu chuẩn của giá trị rung lắc là gì?
Tiêu chuẩn ISO 18738:2003 cung cấp hướng dẫn về cách đo lường và phân tích dữ liệu rung lắc. Bao gồm chỉ định thiết bị đo lường, thiết bị đo đạc và quy trình đo lường. Đồng thời cũng cung cấp hướng dẫn về cách đánh giá mức độ tiếp xúc với rung lắc, có tính đến các yếu tố như cường độ, tần suất cũng như thời lượng rung lắc.
Theo đó, quy định giá trị ISO PP ≤ 10 và ISO A95 ≤ 11.
ISO PP và ISO A95 là mức rung cực đại – là giá trị lớn nhất trong tất cả các “giá trị đỉnh” thu được trên máy hiện sóng.
Tất cả các lỗi cơ học liên quan đến tốc độ của máy như mất cân bằng, lỏng lẻo cơ học sẽ cho rung lắc tần số thấp. Các lỗi về vòng bi hay hộp số sẽ cho tần số rung lắc cao. Những rung lắc này được đo bằng vận tốc, đơn vị là mm/s hoặc inch/s.
Phân tích, đánh giá rung lắc trong bảo trì thang máy có thể giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trước khi trở thành những vấn đề nghiêm trọng hơn, dẫn đến hỏng hóc thiết bị. Sớm phát hiện vấn đề này sẽ giảm thiểu chi phí sửa chữa, thay thế thiết bị và mang đến an toàn cho người sử dụng
Khó khăn khi đánh giá độ rung lắc thang máy
Một số khó khăn, hạn chế trong việc đánh giá độ rung lắc trong bảo trì thang máy thường gặp phải như:
- Điều kiện hoạt động của thang máy: Các điều kiện hoạt động của thang máy có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đo độ rung lắc, đặc biệt trường hợp thang máy đang hoạt động ở mức tải cao hoặc vận hành liên tục trong một khoảng thời gian dài.
- Thời gian đo: Thang máy thường hoạt động liên tục, đặc biệt ở các tòa nhà lớn. Vì thế cần lựa chọn thời gian đo hợp lý; đồng thời phải đảm bảo rằng tất cả các thành phần của thang máy được kiểm tra.
- Môi trường xung quanh: Nếu môi trường xung quanh có rung lắc mạnh hoặc nhiễu điện từ, độ rung lắc có thể bị ảnh hưởng.
- Kinh nghiệm của người đo: Nếu người đo không có đủ kinh nghiệm hoặc không hiểu rõ các thành phần của thang máy, kết quả đo có thể không chính xác.
Việc đo và đánh giá rung lắc trong bảo trì thang máy là vô cùng qua trọng, giúp cải thiện hiệu quả vận hành và tiết kiệm chi phí cho thang máy. Nếu bạn quan tâm về dịch vụ bảo trì hay cần tư vấn – lắp đặt thang máy, hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được hỗ trợ.
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: