Không kiểm định thang máy đúng thời hạn bị phạt bao nhiêu?

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, thang máy cần được kiểm định định kỳ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư và đơn vị quản lý chưa nắm rõ được quy định cũng như mức phạt khi thang máy không được kiểm định đúng thời hạn. Vậy thang máy không kiểm định đúng thời hạn sẽ bị phạt bao nhiêu? Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam – https://thangmaytaza.com/ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Quy định về thời gian kiểm định thang máy

Không kiểm định thang máy đúng thời hạn bị phạt bao nhiêu?
Không kiểm định thang máy đúng thời hạn bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định, thang máy thuộc danh mục các thiết bị bắt buộc phải kiểm định an toàn kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định lặp lại trong quá trình vận hành. Cụ thể như sau:

  • Kiểm định lần đầu: Tiến hành trước khi đưa thang máy vào hoạt động.
  • Kiểm định bất thường: Kiểm định an toàn kỹ thuật sau khi thang máy, thang cuốn được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo ảnh hưởng đến tình trạng an toàn kỹ thuật của thiết bị. Hoặc cần tiến hành kiểm định sau khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng cần kiểm định an toàn thiết bị.
  • Kiểm định định kỳ: Thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định, tùy vào loại thang máy và điều kiện sử dụng. Bạn có thể tham khảo bảng sau:
Loại thang máy/Điều kiện vận hànhĐiều kiện thông thườngMôi trường ăn mòn/tần suất làm việc cao
Thang máy điệnTừ 5 năm/lầnTừ 3 năm/lần
Thang máy thủy lực3 năm/lần2 năm/lần
Thang máy điện không buồng láiTối đa 3 năm/lầnTối đa 2 năm/lần

Việc kiểm định thang máy nhằm đảm bảo hệ thống thang máy hoạt động an toàn, phát hiện và khắc phục kịp thời các hư hỏng, tránh nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng.

Đối với Thang máy gia đình giá rẻ nên kiểm định ít nhất 3 năm/lần đối với thang máy vừa mới lắp; trường hợp thang máy sử dụng lâu năm, thời gian kiểm định định kỳ khoảng 2 năm/lần là hợp lý.

Mức phạt khi không kiểm định thang máy đúng thời hạn

kiểm định thang máy

 

Chủ đầu tư và đơn vị quản lý cần lưu ý và thực hiện kiểm định theo đúng yêu cầu. Trường hợp vi phạm có mức phạt như sau:

  1. KHÔNG KHAI BÁO trong vòng 30 ngày khi đưa thang máy vào sử dụng: Phạt từ 1.000.000đ – 3.000.000đ
  2. Phạt 5.000.000đ – 10.000.000đ đối với hành vi KHÔNG LƯU GIỮ ĐẦY ĐỦ HỒ SƠ kỹ thuật.
  3. Thang máy KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN kiểm định nhưng vẫn đưa vào sử dụng, phạt từ: 50.000.000đ – 75.000.000đ
  4. KHÔNG KIỂM ĐỊNH thang máy trước khi đưa vào sử dụng hoặc KHÔNG KIỂM ĐỊNH ĐỊNH KỲ thang máy trong quá trình sử dụng:

– Phạt từ 20.000.000đ đến 30.000.000đ đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;

– Phạt từ 30.000.000đ đến 50.000.000đ đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;

– Phạt từ 50.000.000đ đến 75.000.000đ đối với vi phạm từ 11 đến 20 máy, thiết bị, vật tư;

– Phạt 75.000.000đ đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.

>>> Xem thêm: Thang máy lồng kính

Hậu quả của việc không kiểm định thang máy 

kiểm định thang máy

Không chỉ đối mặt với mức phạt tài chính, việc không kiểm định thang máy đúng quy định có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:

  • Nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn cao: Thang máy không được kiểm định theo đúng quy định sẽ có nguy cơ gặp sự cố, không đảm bảo an toàn cho người dùng.
  • Tăng chi phí bảo trì, sửa chữa: Các bộ phận của thang máy hư hỏng mà không được phát hiện sớm, gây ra các chi phí sửa chữa lớn nếu không được kiểm định theo đúng quy định.
  • Khẳng định chất lượng thang máy: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định là cơ sở để chứng minh thang máy chất lượng; người dùng có thể yên tâm sử dụng. 

>>> Xem thêm: Kích thước thang máy 350kg

Làm thế nào để kiểm định thang máy đúng thời hạn?

Để tránh bị phạt và đảm bảo an toàn cho người dùng, các chủ đầu tư và đơn vị quản lý thang máy cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm định theo quy định. Dưới đây là một số phương án giúp đảm bảo kiểm định thang máy đúng hạn:

  • Lập lịch kiểm định định kỳ: Ghi nhớ và lập kế hoạch kiểm định định kỳ cho từng hệ thống thang máy, đảm bảo không bỏ lỡ thời hạn.
  • Hợp tác với đơn vị kiểm định chuyên nghiệp: Chọn đơn vị kiểm định thang máy được cấp phép và chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình kiểm định được thực hiện chính xác và đầy đủ. Đến hạn kiểm định, đơn vị này sẽ báo đến đến chủ đầu tư và đơn vị quản lý để có kế hoạch kiểm định kịp thời
  • Bảo trì thường xuyên: Thang máy cần được bảo trì định kỳ để phát hiện và sửa chữa kịp thời các vấn đề kỹ thuật, giảm nguy cơ hư hỏng và tăng tuổi thọ thiết bị. 

Việc kiểm định thang máy đúng thời hạn không chỉ là tuân thủ quy định pháp luật mà còn là trách nhiệm để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chất lượng hệ thống thang máy. Mức phạt khi thang máy không được kiểm định đúng hạn có thể lên đến hàng chục triệu đồng cùng với nguy cơ rủi ro nghiêm trọng. Chính vì thế, các chủ đầu tư và đơn vị quản lý thang máy cần chú ý tuân thủ các quy định về kiểm định, đồng thời thường xuyên bảo trì để đảm bảo thang máy hoạt động ổn định và an toàn.

Hotline: 0969 514 888

Bài viết khác: