Lắp đặt thang máy gia đình ngày càng phổ biến, là một quá trình không chỉ đòi hỏi về kỹ thuật mà còn phải tuân thủ những quy định pháp lý liên quan. Để đảm bảo việc thi công – lắp đặt thang máy diễn ra thuận lợi, an toàn và hợp pháp thì không thể bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thực hiện. Hãy cùng Thang Máy Taza Việt Nam tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Đăng ký điện 3 pha để sử dụng thang máy
Hiện nay, thang máy gia đình có thể sử dụng nguồn điện dân dụng 1 phase hoặc 3 phase. Tuy nhiên, trong thực tế thì việc sử dụng điện 3 phase với công suất lớn giúp thang máy hoạt động êm ái, ổn định, giảm rung lắc và tiếng ồn, tạo ra trải nghiệm thoải mái cho người sử dụng. Bên cạnh đó, nguồn điện 3 phase thường tiết kiệm năng lượng hơn do tải được phân bổ đều hơn, làm giảm hao tổn năng lượng.
Đối với các gia đình muốn đăng ký nguồn điện 3 phase cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Ngôi nhà nằm trong khu vực có hạ tầng điện 3 phase của Điện lực.
- Cung cấp giấy tờ chứng minh trong gia đình sử dụng thiết bị hoạt động với công suất lớn, buộc phải sử dụng điện 3 phase. Giấy tờ này liên hệ với đơn vị thang máy để được hỗ trợ.
Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như bản sao giấy tờ xác định được địa điểm sử dụng điện như hộ khẩu, sổ tạm trú, chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán, hay thuê nhà,… và giấy tờ hợp đồng mua bán thang máy.
Sau đó sẽ nộp hồ sơ tại công ty điện lực địa phương hoặc qua các kênh trực tuyến của EVN. Nếu hồ sơ được hợp lệ, hai bên sẽ ký hợp đồng mua bán điện. Công ty điện lực sẽ tiến hành lắp đặt công tơ điện 3 phase tại địa điểm đã đăng ký. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra và nghiệm thu hệ thống điện, công tơ điện để đảm bảo an toàn và đúng tiêu chuẩn.
Chi phí cần chuẩn bị khi lắp đặt hệ thống điện 3 phase đó là:
- Chi phí mua sắm thiết bị, vật tư: Dây dẫn điện 3 pha với yêu cầu là dây cáp 3×10 + 1×6.
- Chi phí nhân công lắp đặt để thực hiện kéo dây điện tử công tơ vào tới ngôi nhà.
- Các khoản phí, khoản thuế theo quy định hiện hành.
>>> Xem thêm: Thang máy 350kg
Kiểm định an toàn thang máy theo quy định
Kiểm định thang máy là bước quan trọng và cần thiết nhất để đảm bảo an toàn cho người dùng theo đúng quy định mà Nhà nước ban hành.
Sau khi lắp đặt, thang máy gia đình cần được kiểm định bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Quy trình kiểm định an toàn thang máy bao gồm:
- Kiểm tra kỹ thuật lắp đặt và vận hành thang máy.
- Kiểm tra các tiêu chuẩn an toàn về hệ thống điện, cáp, phanh an toàn, hệ thống cứu hộ, các bộ phận liên quan khác.
Nếu thang máy đạt đủ các yêu cầu, cơ quan kiểm định sẽ cấp giấy chứng nhận an toàn và cho phép sử dụng thang máy. Giấy chứng nhận này thường có thời hạn và thang máy cần được kiểm định định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định. Đối với thang máy gia đình, thông thường định kỳ 3 năm sẽ phải kiểm định lại một lần.
Việc thực hiện kiểm định thang máy sẽ được thực hiện bởi các đơn vị có thẩm quyền. Quy trình kiểm định thang máy cho các đơn vị cung cấp hiện nay trên thị trường tuân theo 4 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
Đơn vị cung cấp thang máy cần nộp các hồ sơ kỹ thuật sau cho kiểm định viên:
- Hồ sơ lý lịch, chế tạo thang máy
- Hồ sơ thi công công trình và lắp đặt thang máy
- Biên bản và phiếu kết quả đã từng kiểm định (nếu có)
- Hồ sơ hoặc nhật ký thay thế thiết bị, sửa chữa, bảo trì,…
- Bản hướng dẫn sử dụng và cách giải quyết lỗi thang máy
Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật thang máy
Bước này là cơ sở xác định sản phẩm đúng với tài liệu đã cung cấp cũng như kiểm tra tình trạng, mức độ hoạt động của thang máy. Các bước cần kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra tính đồng nhất của các chi tiết, thiết bị, bộ phận với hồ sơ chế tạo đã được cung cấp.
- Kiểm tra tình trạng và chức năng hiện tại của các chi tiết kỹ thuật như cabin, hố thang, cửa thang, đối trọng,… tùy thuộc vào mỗi loại thang máy.
- Kiểm tra hoạt động hệ thống điện thang máy và đo điện trở nối đất.
Bước 3: Thử nghiệm kiểm định thang máy
Sau khi kiểm tra hoàn toàn và không có sự cố xảy ra, hoạt động thử nghiệm kiểm định thang máy sẽ được triển khai:
- Thử không tải bằng cách cho thang máy vận hành tự do không tải trọng
- Thử các mức tải trọng lần lượt với 100% và 125% tải định mức.
- Đánh giá khả năng vận hành của cơ cấu an toàn và bảo hiểm.
Bước 4: Báo cáo kết quả kiểm định
- Biên bản kiểm định (sử dụng mẫu đã được quy định)
- Biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
- Tem kiểm định thang máy.
Thủ tục đăng ký điện phase và kiểm định thang máy là bắt buộc nếu muốn lắp đặt và sử dụng thang máy gia đình. Bên cạnh đó, với một số công trình xây dựng có thể cần xin thêm giấy phép xây dựng nếu công trình xây dựng nằm trong danh mục cần xin phép. Đồng thời, thang máy lắp đặt cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam để đảm bảo an toàn khi vận hành. Trong quá trình sử dụng cần tiến hành bảo trì và kiểm tra định kỳ.
Trên đây là các thủ tục cần thực hiện khi muốn lắp đặt thang máy gia đình. Để tránh những rủi ro pháp lý và bảo đảm thang máy hoạt động ổn định, gia chủ cần hoàn tất các thủ tục này. Liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được tư vấn chi tiết về thang máy cho các công trình!
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: