07 yếu tố quyết định đến báo giá thang máy

Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn – lắp đặt thang máy với những dòng sản phẩm đa dạng, từ thang máy liên doanh, nội địa hay nhập khẩu nguyên chiếc… Chính vì thế, các loại thang máy có sự chênh lệch khá lớn về báo giá. Nhiều khách hàng hoang mang trước “ma trận” giá thang máy mà không biết được do đâu lại có sự chênh lệch lớn như vậy. Thông qua bài viết này, Thang Máy Taza Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố quyết định đến báo giá thang máy.

07 yếu tố quyết định đến báo giá thang máy
07 yếu tố quyết định đến báo giá thang máy

>>> Xem thêm: Thang máy 350kg

1. Xuất xứ, tiêu chuẩn thang máy

Xuất xứ, tiêu chuẩn là một yếu tố hàng đầu ảnh hưởng lớn đến báo giá thang máy hiện nay. Dựa vào xuất xứ, thang máy được chia ra 2 dòng:

  • Thang máy nhập khẩu: có xuất xứ từ các thị trường trên thế giới, khẳng định được thương hiệu uy tín và đáp ứng các tiêu chuẩn về thang máy như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,…. Đây được coi là các dòng thang máy cao cấp nhất, giá thành cao nhất bởi ngoài việc sử dụng vật liệu tốt, công nghệ mới nhất đem đến độ an toàn cao và yếu tố thẩm mỹ được coi trọng.
  • Thang máy liên doanh: là sản phẩm sử dụng các động cơ, thiết bị được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín trên thế giới; còn các phụ kiện đi kèm được sản xuất trong nước và được lắp ráp tại Việt Nam. Chất lượng dòng thang máy này cũng đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Một ưu điểm của dòng thang máy này đó là giá thành hợp lý, chỉ bằng ⅓ – ½ thang máy nhập khẩu. Chính vì thế được các gia đình Việt Nam lựa chọn phổ biến hơn cả.

Tại sao thang máy nhập khẩu lại có giá thành cao hơn? Chi phí Logistic là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến giá thang máy. Với thang máy nhập khẩu Châu Âu thì giá tăng thêm do chi phí vận chuyển về Việt Nam lớn hơn so với các thang máy có nguồn gốc Châu Á, hay thang máy liên doanh. Ngoài ra, chi phí Logistic làm tăng giảm giá thang máy mang tính thời điểm, thường sẽ tăng vào cuối năm khi nhu cầu vận chuyển quốc tế tăng cao.

2. Công nghệ truyền động của thang máy

Công nghệ truyền động thang máy
Công nghệ truyền động thang máy

Hiện nay thang máy có 4 công nghệ truyền động phổ biến: thang máy thủy lực, thang máy cáp kéo, thang máy trục vít và thang máy chân không. Mỗi công nghệ truyền động sẽ có cấu tạo khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế khác nhau và liên quan trực tiếp đến báo giá thang máy. 

Thang máy trục vít và thang máy thủy lực có ưu thế hơn trên thị trường thang máy gia đình bởi khả năng phù hợp với không gian hẹp, tiết kiệm diện tích, hạn chế tiếng ồn.

Vậy giá thang máy theo công nghệ truyền động thì có sự khác biệt thế nào?

– Thang máy cáp kéo: là công nghệ thang máy truyền thống, có khả năng sản xuất đại trà nên giá thành thấp hơn so với các công nghệ khác.

– Công nghệ trục vít: có chi phí lắp đặt cao, vật tư dễ hao mòn, phải thay thế thường xuyên; báo giá thang máy ban đầu có thể không cao nhưng chi phí vận hành cao hơn.

– Công nghệ thủy lực: đây là công nghệ mới, được phát triển mạnh bởi các tập đoàn thang máy lớn tại châu Âu. Ngoài khả năng vận hành bền bỉ, êm ái và khắc phục được nhược điểm của 2 dòng thang máy trên. Với khả năng tùy biến đa dạng về thiết kế, vật liệu cao cấp khiến công nghệ thang máy thủy lực có báo giá thang máy cao hơn so với thang máy cáp kéo.

– Công nghệ chân không: đây cũng là công nghệ thang máy mới, khó thi công lắp đặt, chi phí vận hành sử dụng cao nên không được lựa chọn phổ biến.

3. Cấu hình thang máy (số điểm dừng, tốc độ, tải trọng ,…)

Các yếu tố liên quan đến cấu hình thang máy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến báo giá thang máy. Các yếu tố này bao gồm: số điểm dừng (số tầng thang máy), tải trọng, tốc độ, loại cửa tầng, bộ phận truyền động, giếng thang máy,…

Số điểm dừng thang máy càng nhiều thì giá thành càng cao, điều này rất dễ hiểu bởi một chiếc thang máy có 7 điểm dừng sẽ cần thêm nhiều chi phí sản xuất, nguyên vật liệu và lắp đặt hơn một thang máy có 5 điểm dừng.

Kích thước và tải trọng  của thang máy cũng khiến giá thang máy gia đình có sự chênh lệch. Trọng tải là trọng lượng lớn nhất thang máy có thể tải, tải trọng thông thường của thang máy gia đình từ 300kg đến 550kg. Tải trọng càng lớn, kích thước của thang càng to; vật tư hoàn thiện càng nhiều và giá thang máy cũng sẽ càng cao. 

Các yếu tố về cấu hình này đều liên quan mật thiết đến báo giá thang máy, chính vì thế khách hàng cần chia sẻ mong muốn, nhu cầu sử dụng trực tiếp với đơn vị thang máy để tìm được giải pháp thang máy phù hợp nhất với mức giá tốt nhất.

>>> Xem thêm: Thang Máy Homelift

4. Nội thất, vật liệu thang máy

Thang máy lồng kính
Thang máy lồng kính sẽ có giá thành cao hơn so với các dòng thang máy cabin inox

Nội thất, vật liệu ảnh hưởng thế nào đến báo giá thang máy?

  • Cabin thang máy bằng inox sọc nhuyễn hoặc kính sẽ có giá cao hơn các loại cabin vách inox 304 thông thường.
  • Thang máy với cửa tự động có báo giá cao hơn cabin cửa mở tay.
  • Thang máy kính tròn thì sản xuất, lắp đặt sẽ phức tạp hơn so với thang máy kính thiết kế chữ nhật nên có giá cao hơn.
  • Các vật liệu ốp thang máy như: gạch, đá, gỗ…cũng có giá thành khác nhau
  • Các thiết bị nội thất khác như: nút bấm – bảng điều khiển, mẫu tay vịn, mẫu sàn – trần, quạt thông gió, điều hòa thang máy, hệ thống chiếu sáng…ảnh hưởng đến giá thang máy.

Ngoài ra, nội thất thang máy các thiết kế độc đáo, tính thẩm mỹ cao từ các nhà thiết kế nổi tiếng mang đến chiếc thang máy trở thành một tác phẩm nghệ thuật thì giá trị nghệ thuật cũng góp phần gia tăng giá sản phẩm.

5. Thang máy sản xuất đơn chiếc hay đại trà?

Dựa trên cách thức sản xuất, thang máy được chia thành 2 loại:

– Sản xuất đơn chiếc: với các dòng thang này sẽ được thiết kế bám sát với công trình thực tế, quá trình sản xuất riêng biệt chi tiết, linh kiện, sử dụng các vật liệu cao cấp,… khiến giá thang máy sản xuất đơn chiếc gia tăng. Đây vẫn là lựa chọn của nhiều khách hàng có điều kiện kinh tế bởi tính đảm bảo sự phù hợp, chất lượng và độc đáo.

– Sản xuất đại trà: là các dòng thang được sản xuất với các kích thước, tiêu chuẩn phổ thông. Giá của dòng thang máy này hợp lý, do được tối giản các chi phí sản xuất, thiết kế, trang trí.

6. Các thiết bị an toàn đi kèm

Các hệ thống cảm biến an toàn cho thang máy
Các hệ thống cảm biến an toàn cho thang máy

Hiện nay, có rất nhiều thiết bị thang máy đi kèm nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Tất nhiên, thang máy được tích hợp nhiều tính năng an toàn hơn thì sẽ có giá thành cao hơn. Một số thiết bị an toàn phổ biến phải kể đến như: công nghệ tự cứu hộ SRS, Điện thoại liên lạc khẩn cấp, Quạt thông gió công nghệ Plasmacluster, Hệ thống khử trùng bằng tia UV, Hệ thống khử trùng CARe, Hệ thống cảnh báo đột quỵ SWS , Hệ thống kiểm soát lối vào thông minh SES (Smart Entry System),…

7. Chế độ bảo hành, bảo trì

Theo quy định, thang máy là thiết bị liên quan đến an toàn cần được bảo trì, bảo dưỡng định kỳ tối thiểu 3 tháng một lần. Vì vậy, dù là sản phẩm cao cấp hay thang máy gia đình giá rẻ phổ thông thì đều phải được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Hiện nay, các công ty cung cấp thang máy thường cung cấp thêm gói dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm. Thời gian bảo hành, bảo trì thang máy cũng là một trong các yếu tố tác động đến báo giá thang máy. Tuy vậy, khách hàng nên cân nhắc lựa chọn thang máy có gói bảo hành tốt thay vì đánh đổi sự an toàn của mình với mức chi phí thấp hơn không đáng kể.

Như vậy, giá thang máy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, báo giá bán ban đầu của thang máy cũng sẽ chỉ mang tính tham khảo, quan trọng nhất là lựa chọn được thang máy phù hợp với không gian lắp đặt, giải quyết được nhu cầu di chuyển của mọi người. Hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được tư vấn và báo giá chi tiết.

Hotline: 0969 514 888

Bài viết khác: