Tư vấn xây dựng phòng kỹ thuật thang máy

Phòng kỹ thuật thang máy – hay còn được gọi là phòng máy – là cơ quan đầu não, để những thiết bị quan trọng nhất của một chiếc thang máy. Khi thi công xây dựng phòng máy cần phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật. Bài viết này Thang Máy Taza Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm xây dựng phòng máy thang máy đúng tiêu chuẩn.

Tư vấn xây dựng phòng kỹ thuật thang máy
Tư vấn xây dựng phòng kỹ thuật thang máy

>>> Xem thêm:  Thang máy gia đình giá rẻ

Phòng kỹ thuật thang máy là gì?

Hiện nay, dựa theo thiết kế thang máy có thể chia thành 2 dòng chính: thang máy có phòng máy và thang máy không phòng máy. Đối với những công trình bị hạn chế chiều cao, thang không phòng máy được xem là giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, thang không phòng máy khó có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của những công trình cao tầng, tải trọng lớn. Vì vậy, thang máy có phòng máy là phương án phù hợp. 

Phòng máy hay phòng kỹ thuật thang máy là hạng mục quan trọng trong hệ thống thang máy có phòng máy. Phòng máy thiết kế dưới dạng phòng kín được đặt tại tầng trên cùng của thang máy – thường là tầng cao nhất của công trình. Phòng máy là nơi đặt các thiết bị chính của thang máy như: máy kéo, tủ điện, nguồn điện cho hệ thống cứu hộ, thiết bị khống chế vượt tốc,…

Phòng máy phải đảm bảo chức năng bảo quản và hạn chế tác động của thời tiết đến các thiết bị thang máy, giúp tăng tuổi thọ, giữ cho các thiết bị đó luôn hoạt động ổn định.

Kích thước phòng kỹ thuật thang máy

Phòng máy đảm bảo chiều cao phù hợp với kích thước và tải trọng thang máy. Thang máy càng có tải trọng lớn thì sử dụng máy kéo càng to và yêu cầu kích thước phòng máy càng lớn.

  • Chiều cao phòng máy được tính từ sàn phòng máy đến đỉnh trên cùng của phòng máy. Đối với thang máy gia đình, chiều cao này thường từ 1400mm đến 1800mm.
  • Kích thước sàn phòng máy sẽ bằng hoặc có thể rộng hơn kích thước hố thang.
  • Kích thước cửa phòng máy cần đảm bảo không gian cho quá trình sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng. Thông thường cửa phòng máy rộng khoảng 800mm; chiều cao tối thiểu là 1400mm.

Những lưu ý khi xây dựng phòng kỹ thuật thang máy

Tư vấn xây dựng phòng kỹ thuật thang máy

>>> Xem thêm: https://thangmaytaza.com/san-pham/thang-may-homelift/

Kết cấu sàn phòng máy

Bên cạnh kích thước, sàn của phòng thang máy phải đảm bảo có kết cấu chịu lực. Dù là thang có phòng máy hay thang không có phòng máy thì đều phải có hệ thống dầm chịu lực nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn.

Tường phòng máy

Tường phòng máy phải có kích thước tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng hoạt động của thang máy cũng như an toàn cho người sử dụng. Tường của phòng máy yêu cầu độ dày là 110mm.

Làm hệ thống dầm chịu lực cho thang máy

Thông thường, mặt sàn phòng máy không phải là chịu tải cho toàn bộ hệ thống thang mà thay vào đó là hệ thống dầm bốn phía bao quanh dưới mặt sàn phòng máy.

Lực tải thang máy sẽ chịu xuống hệ thống dầm này, chuyển sang hệ thống cột của hố thang và các hệ dầm và cột nhà xung quanh vị trí hố thang máy.

Các lỗ chờ kỹ thuật trên sàn phòng máy

Khi tiến hành đổ bê tông sàn phòng máy sẽ phải để trống ít nhất là hai lỗ kỹ thuật. Với thang máy gia đình thì thường sẽ có một lỗ có kích thước là 200mm x 200mm – nơi xỏ cáp xuống đối trọng; một lỗ còn lại sẽ có kích thước khoảng 700mm x 700mm – nơi xỏ cáp xuống cabin và cũng là nơi để kéo thiết bị trong quá trình lắp đặt thang máy.

Vị trí hai lỗ kỹ thuật này phụ thuộc vào kích thước hố thang và kiểu bố trí đối trọng.

Móc treo pa lăng trên nóc phòng máy

Móc treo pa lăng dùng để hỗ trợ quá trình vận chuyển thiết bị và lắp đặt thang máy. Đồng thời cũng được dùng khi sửa chữa thang máy sau này.

Móc treo pa lăng được đặt trên lớp thép của nóc phòng máy và cũng không cần quá cầu kỳ.

Làm cửa thông gió cho phòng máy

Nước ta là nước nhiệt đới, vào mùa hè nhiệt độ tăng cao cùng với nhiệt tỏa ra từ các thiết bị thang máy khiến cho nhiệt độ trong phòng máy thang máy cũng tăng cao.

Chính vì thế cần phải lắp hệ thống cửa thông gió để tản nhiệt phòng máy cho các công trình thang máy gia đình. Với những công trình lớn, thang máy sử dụng liên tục thì có khi cần phải lắp thêm quạt thậm chí là điều hòa cho phòng máy để đảm bảo nhiệt độ luôn trong giới hạn cho phép.

Vị trí đặt thiết bị bên trong phòng máy

Tư vấn xây dựng phòng kỹ thuật thang máy

Ngoài việc thiết kế phòng máy theo kích thước tiêu chuẩn thì cũng cần lưu ý đến việc sắp xếp vị trí lắp đặt các thiết bị bên trong phòng máy một cách hợp lý. Việc tạo không gian phòng máy rộng rãi, hợp lý sẽ hỗ trợ công tác lắp đặt và quá trình bảo trì, sửa chữa thang máy sau này dễ dàng.

Đối với thang có phòng máy

Thang máy có phòng máy có không gian tách biệt, được xây dựng rộng rãi nên việc sắp xếp và bố trí thiết bị dễ dàng hơn. Một số thiết bị chính cần ưu tiên vị trí lắp đặt gồm: Máy kéo, tủ điện, bộ khống chế tốc độ, móc treo palăng, hệ thống đường điện trong thang máy…

  • Máy kéo: máy kéo nên được lắp đặt trên dầm đỡ hố thang, có các lỗ sàn để thả cáp tải.
  • Bộ khống chế tốc độ: nên đặt cạnh hệ thống máy kéo nhằm đảm bảo chức năng hoạt động.
  • Tủ điện: nên đặt tránh xa cửa phòng máy nhằm đảm bảo tránh mưa gió, ẩm ướt.
  • Móc treo pa lăng: Thường được lắp đặt tại vị trí chính giữa của trần phòng máy.

Đối với thang không phòng máy

Đối với thang máy không phòng máy thường yêu cầu đảm bảo tiết kiệm diện tích. Toàn bộ hệ thống tủ điện sẽ được đưa lên phía nóc phòng máy hoặc có thể được bố trí ở hố thang.

Ngoài những vấn đề trên, khi thang máy đi vào hoạt động sẽ chịu tác động của bụi, bẩn, côn trùng và thời tiết…Vì vậy định kỳ cần tiến hành kiểm tra, vệ sinh phòng máy và các thiết bị giúp thiết bị vận hành ổn định, tăng tuổi thọ.

Trên đây là những lưu ý khi xây dựng phòng máy – phòng kỹ thuật thang máy. Nếu bạn cần tư vấn bất kỳ các vấn đề nào liên quan đến thang máy, hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được giải đáp.

Hotline: 0969 514 888

Bài viết khác: