Tiếp địa thang máy là gì? Quy trình thi công tiếp địa giúp đảm bảo an toàn ổn định cho thang máy

Hệ thống tiếp địa là một bộ phận tối quan trọng và bắt buộc phải có trong lắp đặt thang máy. Bộ phận này sẽ giúp thang máy vận hành ổn định và bền bỉ hơn. Bài viết này Thang máy Taza Việt Nam sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn tiếp địa là gì, thi công tiếp địa như thế nào. Cùng với đó là những lời khuyên đáng giá về tiếp địa chúng tôi muốn chia sẻ tới khách hàng để giúp quá trình thi công diễn ra chính xác và hiệu quả.

Tiếp địa thang máy là gì?

Tiếp địa thang máy là một bộ phận của thang máy có chức năng triệt tiêu nhiễu sinh ra trong quá trình vận hành, đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ của thiết bị. Hệ thống tiếp địa bao gồm một đầu dây được đấu nối vào cọc đồng đầu còn lại được đấu nối vào hệ thống thang.

Tiếp địa thang máy, quy trình đóng tiếp địa thang máy
Cấu tạo tiếp địa thang máy

Nếu tham gia di chuyển tại một thang máy không có tiếp địa, khách hàng sẽ gặp phải nhiều điều phiền toái, có thể kể đến như:

    • Tiếp xúc bằng tay vào tay vịn, phím điều khiển trên bảng gọi tầng nhiều lúc sẽ gặp tình trạng bị tê như đang bị điện giật.
    • Màn hình hiển thị trên bảng gọi tầng bị nhiễu, truyền thông tin không chính xác dẫn đến nhiều khách hàng mất bình tĩnh. Sự nhiễu loạn này đặc biệt gây cản trở khi xảy ra một số sự cố về thang như kẹt thang, thang máy không mở được cửa v,v…

Quý khách có thể tham khảo bài viết: Những bộ phận quan trọng trong hệ thống an toàn của thang máy để hiểu thêm về các thiết bị an toàn luôn phải có trong thang máy

Chính vì những bất tiện trên, Thang máy Taza Việt Nam luôn tư vấn cho khách hàng về sự ưu tiên phải có tiếp địa cho thang máy giúp thiết bị vận hành ổn định hơn.

Quy trình thi công tiếp địa thang máy

Quy trình thi công bao gồm 3 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Khảo sát vị trí đóng tiếp địa

Đội ngũ kĩ thuật sẽ đến công trình để khảo sát vị trí hợp lí để đóng tiếp địa. Kĩ thuật viên của Thang máy Taza Việt Nam sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng mặt bằng, vị trí các bể xung quanh đặt ở đâu, cọc chống sét đặt chỗ nào để tìm ra phương án đóng tiếp địa tối ưu nhất. Bước khảo sát thực địa này luôn được chúng tôi thực hiện một cách cẩn thận, tránh gây thiệt hại cho các công trình ngầm.

Bước 2: Triển khai đóng cọc đồng

Cọc đồng hay được sử dụng là loại cọc đồng nguyên chất có tiết diện từ 16mm2, chiều dài từ trên 1,5m. Loại cọc này có tính dẫn điện tốt điện trở suất thấp, tuổi thọ cao không bị ăn mòn rỉ sét trong lòng đất.

Sử dụng tối thiểu 3 cọc đồng, chôn cách nhau khoảng cách 30-60cm điện trở tối đa là 4 ôm.

Tiếp địa thang máy, quy trình đóng tiếp địa thang máy
Kĩ thuật viên Thang máy Taza Việt Nam triển khai đóng cọc đồng
Tiếp địa thang máy, quy trình đóng tiếp địa thang máy
Khoan cọc đồng xuống lòng đất

Trong quá trình đóng cọc, kĩ thuật viên Thang máy Taza Việt Nam luôn đảm bảo các yêu cầu sau:

    • Cọc tiếp địa đồng cần phải được đóng cách xa cọc chống sét tòa nhà (nếu có), khoảng cách ít nhất là 6m.
    • Các cọc tiếp đất của thang phải đóng cách nhau ít nhất 30-60cm.

Xem thêm:

Bước 3: Đấu nối dây tiếp địa

Tiến hành đi dây đồng vào trong ống gen, nối các đầu cọc với nhau bằng dây tiếp địa. Sau đó, dây sẽ được dẫn truyền lên hệ thống thang máy.

Tiếp địa thang máy Quy trình đóng tiếp địa thang máy
Kĩ thuật viên Thang máy Taza Việt Nam chuẩn bị dây tiếp địa
Tiếp địa thang máy Quy trình đóng tiếp địa thang máy
Kĩ thuật viên tách lõi đồng khỏi vỏ tăng hiệu quả tiếp xúc
Tiếp địa thang máy Quy trình đóng tiếp địa thang máy
Siết dây đồng vào đầu cọc bằng bu lông

Dây điện nối thang máy với cọc đồng là dây có tiết diện tối thiểu 6mm2. Đầu dây được hàn hoặc bắt bằng bulong với cọc tiếp địa.

Chủ nhà, chủ đầu tư nên lưu ý những gì trước khi thi công đóng tiếp địa thang máy?

Tiếp địa là một bộ phận rất quan trọng trong thang máy. Chính vì thế Thang máy Taza Việt Nam luôn cẩn thận tỉ mỉ trong việc khảo sát mặt bằng công trình. Từ đó đưa ra những phương án hợp lí trong thi công. Dựa vào kinh nghiệm thi công nhiều dạng công trình, chúng tôi mong muốn khách hàng lưu ý những vấn đề sau:

    • Nên triển khai tiếp địa trước khi đổ móng để đạt hiệu quả tiếp âm tốt nhất. Hiệu quả tiếp âm ở đây nghĩa là cọc sẽ cắm sâu hơn vào trong lòng đất từ đó việc truyền điện xuống sẽ tốt hơn.
    • Vị trí đóng tiếp địa nên ở trong lòng hố PIT. Đó là vị trí sâu nhất, không bị vướng vào các bể xung quanh.
    • Hệ thống tiếp địa chỉ dùng cho hệ thống thang máy. Không dùng chung với hệ thống chống sét và cách xa các cọc chống sét.

Công ty cổ phần kỹ thuật và xuất nhập khẩu thang máy TAZA Việt Nam

    • Trụ sở Hà Nội: Số 70, Phố Dương Khuê, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • Chi nhánh Bắc Ninh: Số 37-LK4, Khu DV Long Phương, P. Trang Hạ, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
    • Hotline: 0969 514 888
    • Email: thangmaytaza@gmail.com
    • Facebook: https://www.facebook.com/thangmaytazavietnam/