Những bộ phận an toàn không thể thiếu trong thang máy

Hệ thống an toàn thang máy là một thành phần hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình vận hành của thang máy. Mỗi thiết bị trong hệ thống đó đều đảm nhiệm những nhiệm vụ, chức năng hoạt động riêng biệt, đảm bảo quá trình hoạt động thang đều đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cao nhất, mang lại sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Bài viết dưới đây, Thang máy Taza Việt Nam sẽ liệt kê cho Quý khách những bộ phận an toàn không thể thiếu trong lắp đặt thang máy.

1. Thắng cơ

Thắng cơ

Thắng cơ hay còn có tên gọi khác đó là phanh cơ khí, là bộ phận đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong các loại thang máy hiện nay. Thắng cơ thang máy được hoạt động khi thang máy hoạt động có hiện tượng vượt quá tốc độ cho phép, lúc này thắng cơ sẽ được kích hoạt để cabin thang có thể bám chắc vào rail, ngăn ngừa các sự cố về đứt cáp, rơi cabin và bảo đảm an toàn cho người sử dụng trong thang.

2. Cảm biến chống kẹt cửa

Photocell cảm biến chống kẹt cửa

Cảm biến chống kẹt cửa là bộ phận an toàn cửa thang. Loại cảm biến này hoạt động với vai trò chính là phát hiện vật cản tại khu vực cửa thang máy, nhằm tránh các sự cố kẹt cửa thang máy do người sử dụng thang vô ý gây ra, giúp khách hàng an tâm hơn mỗi khi sử dụng thang máy.

Loại cảm biến này thường có 2 loại chính: Dạng thanh, và dạng điểm. Với loại cảm biến dạng thanh thường được sử dụng phổ biến hơn vì phổ quét của nó được bao quanh trên toàn bộ cửa thang giúp nó dễ dàng kiểm soát bất kỳ loại vật cản nào khi chạm vào khu vực mà cảm biến quét đến. Còn với cảm biến dạng điểm thì loại này chỉ hoạt động trong phạm vi điểm cố định, chúng chỉ phát huy tác dụng chỉ khi có vật cản tiếp xúc đúng vị trí cảm biến được lắp đặt.

3. Switch an toàn cửa thang

Bộ phận Switch là bộ phận phòng ngừa sau bộ phận cảm biến cửa thang máy. Bộ phận này thường hoạt động sau khi cảm biến của photocell đang gặp sự cố nhưng chưa kịp phát hiện ra. Switch được kích hoạt khi cửa thang chưa đóng hoàn toàn, tiếp điểm điện của bộ chuyển đổi lúc này chưa đóng và mạch điện còn đang trong giai đoạn mạch hở, từ đó thang bị khóa không hoạt động được.

4. Công tắc giới hạn hành trình

Công tắc giới hạn hành trình

Công tắc này thông thường được lắp từ 4-5 công tắc trong hệ thống thang máy, để tránh những va chạm không đáng có khi thang di chuyển gặp lỗi .Công tắc hành trình thang máy thường được lắp ở khu vực đáy hố PIT và đỉnh giếng thang. Mỗi khu vực được lắp 2 cảm biến cạnh nhau, cảm biến đầu tiên sẽ đóng vai trò chịu trách nhiệm truyền tín hiệu quá hành trình thang và dừng lại khi cabin thang chạm vào. Và cảm biến thứ 2 sẽ được kích hoạt khi cảm biến 1 không hoạt động hay gặp vấn đề sai sót, cảm biến sẽ dừng hoạt động của thang ngay lập tức, để phòng ngừa sự cố trượt vượt tốc và đi quá hành trình của thang.

5. Nút báo khẩn và liên lạc với bên ngoài

Nút báo khẩn thang máy

Trong trường hợp sử dụng thang gặp sự cố như mất điện, kẹt thang hay các trường hợp khẩn cấp khác, bảng điều khiển nút báo khẩn sẽ giúp Quý khách liên lạc với bên ngoài để tìm đến cứu hộ. Sau khi Quý khách ấn liên lạc cứu hộ, thông tin sẽ được chuyển đến các bộ phận quản lý kỹ thuật để kịp thời xử lý sớm nhất. Dù là thang máy gia đình hay thang máy tải khách, tải hàng thì đều có thiết bị này.

6. Đèn chiếu sáng khẩn cấp

Trong trường hợp xảy ra mất điện đột ngột trong thang, trước khi tìm kiếm cứu hộ, Quý khách cần bình tĩnh và tìm nút bật đèn chiếu sáng khẩn cấp. Sau khi đã có ánh sáng, thì Quý khách có thể liên hệ cứu hộ bên ngoài.

Vì vậy, hiện nay đèn chiếu sáng và nút báo khẩn là những thiết bị không thể thiếu trong tiêu chuẩn của thang. Nếu không có các bộ phận nhỏ này, thang không đủ an toàn và xử lý sự cố khi sử dụng.

7. Bộ cứu hộ tự động ARD

Tủ cứu hộ ard

Bộ cứu hộ ARD là bộ phận an toàn có chức năng đưa thang máy về tầng gần nhất khi thang gặp sự cố bất kỳ trong quá trình sử dụng. ARD có thể hoạt động được thông qua bộ lưu điện (Thường bộ phận này có tên khác là ắc quy UPS) có chức năng trữ điện và vận hành ARD để giúp thang tránh được các sự cố bất thường.

Tuy nhiên, bộ phận này chỉ có khả năng cứu hộ, sử dụng được trong một thời gian ngắn chứ không hoạt động với thời gian dài được, nên khách hàng cần lưu ý không tận dụng sử dụng thang máy sau khi thang máy đã mất điện hay có sự cố.

8. Cảm biến trọng lượng bảo vệ quá tải cho thang máy gia đình

Cảm biến trọng lượng thang máy

Bộ phận này sẽ hoạt động khi tải trọng bên trong thang vượt quá yêu cầu an toàn cho phép. Khi đó, thang máy sẽ báo quá tải và không cho phép hoạt động cho đến khi trong lượng thang đạt mức yêu cầu mới mở thang hoạt động trở lại.

>>> Xem thêm:

9. Bảo vệ mất và ngược phase, sụt áp, quá dòng

Việc bảo vệ nguồn điện thang máy cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Để thang máy hoạt động trơn tru, ổn định, việc đảm bảo nguồn điện cho thang máy sẽ giúp tránh đi được nhiều rủi ro tiềm ẩn cho thang, đem lại sự yên tâm khi sử dụng thang máy. Hệ thống bảo vệ này sẽ:

    • Bảo vệ đầu nối các thiết bị
    • Bảo vệ người và thiết bị trước tai nạn gây ra do động cơ quay ngược khi bị đảo pha
    • Bảo vệ quá tải khi mất 1 pha
    • Chuyển đổi nguồn dự phòng

10. Bộ giới hạn vận tốc

Bộ chống vượt tốc Gorvenor

Bộ giới hạn vận tốc ( hay còn gọi là bộ chống vượt tốc Governor) giúp thang máy hoạt động theo đúng yêu cầu, được kích hoạt ngay khi thang có dấu hiệu chạy quá tốc độ cho phép và ngăn chặn những trường hợp vượt tốc gây ra nguy hiểm cho người sử dụng. Thang máy khi được lắp đặt bộ giới hạn vận tốc sẽ loại bỏ được những nguy hiểm và mang đến an toàn tuyệt đối cho hành khách.

Thang máy Taza Việt Nam với 10 năm kinh nghiệm, trở thành cung cấp các Giải Pháp Thang Máy Uy Tín Nhất Hiện Nay.

Công ty cổ phần kỹ thuật và xuất nhập khẩu thang máy TAZA Việt Nam

    • Trụ sở Hà Nội: Số 70, Phố Dương Khuê, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • Chi nhánh Bắc Ninh: Số 37-LK4, Khu DV Long Phương, P. Trang Hạ, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
    • Hotline: 0969 514 888
    • Email: thangmaytaza@gmail.com
    • Facebook: https://www.facebook.com/thangmaytazavietnam/