Lắp đặt thang máy không phòng máy: Bật mí những ưu nhược điểm

Thang máy không phòng máy là phương án thiết kế thang máy nổi bật dành cho công trình bị hạn chế về chiều cao. Tuy nhiên, nhiều khách hàng vẫn mong muốn hiểu hơn về ưu nhược điểm của thang máy không phòng máy. Trong bài viết dưới đây, Thang máy Taza Việt Nam sẽ cung cấp đến Quý khách những ưu nhược điểm của thang máy không phòng máy.

1. Thang máy không phòng máy là gì?

Thang máy không phòng máy được thiết kế để giản lược các chi tiết phòng máy, sử dụng cáp kéo được vận hành theo nguyên lý ròng rọc. Còn bộ phận máy kéo sẽ được đặt ở bên trong giếng thang của tủ điện, ở vị trí bên ngoài hoặc trên cùng của thang máy. Vậy nên, không cần phải xây dựng phòng máy.

Thang máy không phòng máy

Theo đó, trong quá trình thiết kế thang không phòng máy, phòng máy sẽ được tích hợp luôn trong thang. Điều này sẽ tiết kiệm tối đa diện tích kiến trúc, cũng như lượng điện năng sẽ tiêu thụ. Đồng thời, việc không có phòng máy giúp ngôi nhà tăng tính thẩm mỹ, tạo nên một không gian sang trọng và tối giản.

Cụ thể về vấn đề này, Thang máy Taza Việt Nam sẽ trình bày ở mục ưu nhược điểm của thang máy không phòng máy bên dưới đây.

2. Ưu điểm của thang máy không phòng máy

Tiết kiệm không gian

Một trong những lợi ích đầu tiên và ưu điểm của thang máy không phòng máy chính là tiết kiệm không gian. Việc hệ thống máy kéo được lắp đặt bên trong hố thang là sự tận dụng khéo léo và tối ưu không gian, không cần xây dựng thêm phòng kỹ thuật.

Tiết kiệm điện năng

Hệ thống máy kéo dùng động cơ nam châm vĩnh cửu không hộp số sẽ giúp giảm năng lượng tiêu thụ điện. Đồng thời tiết kiệm được diện tích hố thang do động cơ đã tinh giảm.

Tiết kiệm chi phí xây dựng

Khi lắp đặt thang máy này, do không cần phải xây phòng máy ở trên tầng cao nhất nên có thể tiết kiệm cho gia chủ một số tiền lớn cho việc xây dựng hố thang.

Vận hành ổn định, êm ái

Công nghệ phát triển, thang máy không buồng máy đã có sự cải tiến vượt trội trong nâng cấp hộp số. Cụ thể, chúng đã được thay thế từ động cơ hộp số thông thường sang loại động cơ không hộp số. Đây là một bước đánh dấu cho sự chuyển mình của kỹ thuật thang máy.

Hiện nay, không còn phải thông qua một số bước truyền động phức tạp như động cơ hộp số, động cơ không hộp số đã đơn giản hơn các bước truyền động điện. Điều này giúp tối ưu hóa toàn bộ hệ thống vận hành của thang máy gia đình, đồng thời giảm thiểu việc tổn hao năng lượng trong quá trình truyền động.

Không những vậy, việc tinh giản động cơ còn khiến thang máy tiết kiệm được năng lượng, nhưng vẫn đảm bảo quá trình di chuyển êm ái và ổn định.

Tần suất bảo trì, bảo dưỡng thấp

Việc bảo dưỡng, bảo trì là một hoạt động cực kỳ cần thiết, cần thực hiện định kỳ để đảm bảo được thang máy có thể hoạt động một cách ổn định. Đối với thang không phòng máy, việc bảo trì, bảo dưỡng sẽ trở nên ít hơn vì hầu hết hệ thống máy móc đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Thang máy không phòng máy

3. Nhược điểm của thang máy không phòng máy

Việc bảo trì bảo dưỡng khó khăn hơn

Do không có phòng máy cho kỹ thuật viên đứng kiểm tra nên việc bảo trì bảo dưỡng cũng ít nhiều gặp khó khăn.

Chi phí đầu vào cao

Vì được thiết kế để đáp ứng hầu hết các tiêu chuẩn và khâu kiểm định an toàn vô cùng nghiêm ngặt, vậy nên chi phí đầu vào cũng tăng lên.

Thang Máy Taza Việt Nam mang cho bạn giải pháp tổng thể về thang máy, bao gồm cả bảo trì thang máy, luôn đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình sử dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mọi vấn đề về thang máy ngay nào!

>>> Xem thêm:

Công ty cổ phần kỹ thuật và xuất nhập khẩu thang máy TAZA Việt Nam

      • Trụ sở Hà Nội: Số 70, Phố Dương Khuê, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
      • Chi nhánh Bắc Ninh: Số 37-LK4, Khu DV Long Phương, P. Trang Hạ, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
      • Hotline: 0969 514 888
      • Email: thangmaytaza@gmail.com
      • Facebook: https://www.facebook.com/thangmaytazavietnam/