Khá nhiều người lo lắng về vấn đề kẹt thang máy khi lắp đặt và sử dụng thang máy, thang máy giá rẻ. Vậy việc kẹt thang máy có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách xử lý thế nào? Việc kẹt thang máy không quá nghiêm trọng như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần giữ thái độ bình tĩnh và nắm được cách xử lý thì sẽ không có gì đáng ngại. Bài viết dưới đây Thang Máy Taza Việt Nam sẽ giúp các bạn xử lý tình huống kẹt thang máy một cách an toàn nhất.
Kẹt thang máy có nguy hiểm không?
Hiện tượng kẹt thang máy không quá nghiệm trọng và không gây nên tình trạng ngạt khí như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, trong trường hợp thang máy gặp sự cố khẩn cấp như rơi tự do, hoặc những người trong thang máy quá hoảng sợ và không có kinh nghiệm xử lý thì sẽ có thể gây ra những rủi ro không mong muốn như va đập với thành cabin thang máy, choáng váng, ngất xỉu,…
Theo thống kê, trường hợp thang máy gặp sự cố khẩn cấp rất hiếm, những tình huống kẹt thang máy thực tế đều không có thiệt hại về người. Những nguyên nhân chính sẽ gây thiệt hại về người khi gặp sự cố thang máy do ngạt khí và thang máy rơi tự do. Tuy nhiên, đối với kẹt thang máy, 2 nguyên nhân này gần như không thể xảy ra.
Ngạt khí trong thang máy
Khi xảy ra tình trạng kẹt thang máy, hiện tượng cạn không khí dẫn đến ngạt khí trong cabin thang máy sẽ không xảy ra do các dòng thang máy hiện nay đều được trang bị khoảng hở nhỏ ở các cạnh trên trần cabin hoặc hệ thống thông gió. Vì vậy, không khí vẫn được cung cấp đủ nếu thang máy bị kẹt, kể cả trong thời gian dài.
Nguy cơ thang rơi tự do
Xác suất thang máy bị kẹt, sau đó rơi tự do rất thấp. Hiện nay thang máy hoạt động dựa trên 3 công nghệ hiện đại gồm cáp kéo, thuỷ lực hoặc trục vít giúp hạn chế xác suất rơi tự do thang máy:
- Thang máy thuỷ lực: Chuyển động dựa trên sự thay đổi của áp suất chất lỏng bên trong xi lanh đẩy pittông lên xuống, không sử dụng cáp tải nên sẽ tránh được trường hợp cáp thang máy đứt gây rơi tự do.
- Thang máy trục vít: dựa trên nguyên lý ăn khớp, với trục vít gồm nhiều vòng xoắn chắc chắn và kiên cố nên xác suất thang máy trục vít rơi tự do là gần như không thể.
- Thang máy cáp kéo: Mặc dù sử dụng dây cáp kéo, song thang máy cáp kéo được cải tiến với hệ thống nhiều sợi cáp chắc chắn, cùng hợp lực kéo cabin thang máy. Bên cạnh đó, dòng thang máy này còn được tích hợp 2 loại phanh là phanh là phanh cơ và phanh điện. Đồng thời, cáp kéo luôn được kiểm tra và thay thế định kỳ, vì vậy xác suất rơi tự do về mức rất thấp.
>>> Xem thêm: Thang Máy Homelift
Các nguyên nhân khiến thang máy bị kẹt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kẹt thang máy, một số nguyên nhân phổ biến như:
Hệ thống cảm biến gặp lỗi
Cảm biến cửa thang máy gồm 2 thanh photocell được lắp đặt 2 bên cửa, giúp xác định vật cản tại cửa thang máy và gửi tín hiệu thông báo mở cửa thang nếu có vật cản nằm trong phạm vi hồng ngoại.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi cảm biến cửa thang như: Cảm biến sử dụng lâu năm không được bảo dưỡng, cửa thang chịu tác động ngoại lực bị biến dạng khiến cảm biến bị ảnh hưởng, photocell chập điện nên không hoạt động,… Những lỗi này khiến cửa thang máy bị kẹt khi gặp các dị vật mắc tại cửa nhưng không phát ra tín hiệu cảnh báo, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng thang máy.
Tiếp theo, cảm biến trọng lượng khi cabin bị quá tải cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra kẹt thang máy. Cảm biến trọng lượng giúp xác định tải trọng trong cabin, nếu tải trọng trong cabin vượt quá mức cho phép thì sẽ truyền tín hiệu thông báo tới hệ thống điều khiển; thang máy sẽ không di chuyển cho đến khi tải trọng cabin ở mức cho phép. Vì vậy, nếu thang máy quá tải và hệ thống báo quá tải lỗi thì có nguy cơ thang máy sẽ bị kẹt.
Không chỉ vậy, lỗi cảm biến dừng tầng thang máy cũng có thể gây kẹt thang. Cảm biến dừng tầng có chức năng giúp thang máy dừng đúng tầng bằng việc xác định vị trí dừng cabin sao cho sàn cabin khớp với sàn tầng. Cảm biến dừng tầng bị lỗi có thể là do hiện tượng xung nhiễu từ khiến tín hiệu truyền tới trung tâm điều khiển kém, xảy ra chủ yếu do thang máy lâu ngày không được bảo trì, gây ảnh hưởng đến chất lượng truyền tín hiệu.
Hệ thống cứu hộ tự động ARD lỗi
Hệ thống cứu hộ tự động ARD là thiết bị đưa thang máy về tầng gần nhất trong trường hợp mất điện đột ngột và không có nguồn điện dự phòng.
Nguyên nhân chủ yếu khiến ARD bị hỏng là do lâu ngày không sử dụng khiến bộ lưu điện UPS không được xả điện, làm giảm tuổi thọ của ARD. Khi mất điện đột ngột, ARD sẽ không thể đưa thang máy đến tầng gần nhất và gây nên tình trạng kẹt người trong thang máy.
Hệ thống chuyển động cửa tầng lỗi
Một số nguyên nhân liên quan tới các vấn đề cửa thang máy có thể kể đến như: Cửa bị cong vênh do chịu tác động của ngoại lực, lắp đặt không đúng kích cỡ khiến cửa tầng và cửa cabin không ăn khớp, không vệ sinh thang máy định kỳ…
Chính vì thế, trong quá trình vận hành thang máy, cửa thang cần được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên; việc đóng mở trở nên trơn tru, không bị kẹt.
Không tuân thủ quy định sử dụng thang máy
Một nguyên nhân khách quan dẫn đến thang máy bị kẹt là do cách sử dụng của người dùng. Việc vô tình hay cố ý không tuân theo các quy định an toàn như ấn nhiều nút thang máy cùng lúc, ấn thử các nút khẩn cấp để thang máy đóng mở liên tục,… là những nguyên nhân không chỉ khiến tuổi thọ thang máy đi xuống mà còn dẫn đến kẹt thang máy.
Van xả dầu thủy lực bị tắc
Van xả dầu thuỷ lực là loại van an toàn hoạt động dựa trên nguyên lý quá tải áp suất, giúp giảm thiểu áp suất trên dòng và giảm thiểu áp lực lên hệ thống ống thuỷ lực.
Khi sử dụng dầu thuỷ lực kém chất lượng hoặc lâu ngày chưa thay dầu, bụi bẩn và cặn dầu có thể tích tụ tại phần van xả khiến van bị tắc, gây hư hại cho hệ thống ống thuỷ lực. Khi đó, áp suất trong ống thuỷ lực không đủ để di chuyển cabin gây nên tình trạng dừng thang giữa chừng hay kẹt thang máy.
>>> Xem thêm: Thang máy 350kg
Quy trình xử lý khi bị kẹt trong thang máy
Kẹt thang máy không quá nguy hiểm nhưng cần bình tĩnh và làm theo các bước dưới đây để có thể ra khỏi cabin an toàn:
- Bước 1: Nhấn chuông khẩn cấp (nút có kí hiệu hình chuông)
Trước tiên, hãy ấn nút chuông báo khẩn cấp tại bảng chỉ tầng để phát tín hiệu ra bên ngoài, giúp người bên ngoài có thể nhận biết và gọi cứu hộ. Tuy nhiên, nếu thang máy mất điện nút khẩn cấp sẽ không hoạt động và bạn cần thực hiện những bước tiếp theo.
- Bước 2: Nhấn nút tất cả các tầng
Hãy thử nhấn nút đóng/ mở thang máy, hoặc nhấn nút tất cả các tầng. Bằng cách này, nếu thang máy bị kẹt tại lưng chừng giữa 2 tầng và có nguồn điện dự phòng thì thang máy sẽ đưa bạn đến tầng gần nhất, đảm bảo an toàn cho những người có trong cabin và dễ dàng cứu hộ.
- Bước 3: Ấn nút gọi điện thoại khẩn cấp hoặc sử dụng điện thoại liên lạc với bên ngoài
Nếu đã thử các bước trên nhưng cửa thang máy vẫn không mở, hãy sử dụng điện thoại cá nhân hoặc nhấn nút hình chiếc điện thoại để có thể liên lạc với bên ngoài và gọi cứu hộ nhanh chóng. Nút điện thoại (Intercom) được tích hợp sẵn trong thang máy, kết hợp với hệ thống loa và mic giúp người bên trong cabin có thể giao tiếp được với cứu hộ bên ngoài. Nếu là thang máy buồng kính thì việc giao tiếp với những ngoài bên ngoài cũng đơn giản, thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, bạn nên giữ cố định thân thể, đứng dựa lưng vào vị trí mặt bên cabin, gần bảng điều khiển thang. Tay nắm chắc thanh vịn, gối hơi khuỵu xuống đề phòng thang máy đột ngột rơi tự do. Giữ nguyên tư thế cho đến khi cảm thấy thang máy không di chuyển hay trượt xuống, hoàn toàn ổn định.
Lưu ý trong quá trình xử lý sự cố thang máy
Để có thể xử lý sự cố thang máy an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Giữ trạng thái bình tĩnh: cố gắng giữ thái độ bình tĩnh để tìm ra hướng giải quyết. Không nên la hét, kêu khóc vì có thể dẫn đến mất sức, thiếu oxy gây choáng váng, ngất xỉu, đồng thời tạo tâm lý hoang mang cho người bên cạnh.
- Không cố gắng cậy cửa thang máy: Việc cậy cửa thang bằng các đồ vật cứng, sắc nhọn không được khuyến khích bởi tác động ngoại lực mạnh có thể khiến thang không giữ được thăng bằng và trượt xuống.
- Quan sát thận trọng nếu thang mở: cửa thang mở trở lại, hãy quan sát thật kỹ và chắc chắn thang máy dừng ở vị trí sàn tầng và sàn cabin khớp với nhau. Nếu thang máy dừng ở vị trí không khớp sàn, hãy khoan bước ra bởi có thể bị bước hụt hoặc tụt xuống giếng thang rất nguy hiểm.
- Tạo sự chú ý cho người bên ngoài: nếu thang máy mất điện và thang không có nguồn điện dự phòng/ hệ thống cứu hộ, nút báo khẩn cấp và Intercom sẽ không hoạt động, khi đó bạn nên tìm thêm các biện pháp khác để có thể liên lạc ra bên ngoài như sử dụng các vật phát ra tiếng để gõ lên cửa thang,…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Kẹt thang máy có nguy hiểm không, nguyên nhân gây kẹt thang máy và đồng thời biết những cách thức để có thể xử lý, giúp đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh.
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: