Đồ bảo hộ lao động không thể thiếu khi bảo trì thang máy

Bên cạnh đòi hỏi chuyên môn cao thì việc bảo trì thang máy luôn cần sự cẩn trọng và chính xác. Để đảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên cũng như chất lượng công việc, việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thiết bị an toàn không thể thiếu trong quá trình bảo trì thang máy!

Quần áo bảo hộ

 

Đồ bảo hộ lao động không thể thiếu khi bảo trì thang máy
Đồ bảo hộ lao động không thể thiếu khi bảo trì thang máy

Việc sử dụng quần áo kỹ thuật theo đúng quy định của công ty thang máy không chỉ là “đồng phục” để nhận biết nhân viên kỹ thuật của công ty mà còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ môi trường làm việc.

Bên cạnh đó, quần áo bảo hộ với khả năng phản quang, tăng khả năng nhận biết khi làm việc trong môi trường thiếu sáng hoặc khu vực nhiều người qua lại.

Mũ bảo hộ

Mũ bảo hộ sẽ giúp vệ đầu khỏi va đập trong không gian chật hẹp cũng như các vật dụng rơi xuống. Mũ bảo hộ phải đạt tiêu chuẩn an toàn, có dây quai cài chắc chắn và chịu lực tốt.

Kính bảo hộ

Kính bảo hộ có lớp chống sương và chịu lực tốt sẽ bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn, mảnh vỡ, mạt sắt, hóa chất, tia lửa và các tác nhân khác trong quá trình bảo trì.

Bảo trì thang máy

>>> Xem thêm: Báo giá thang máy gia đình

Găng tay bảo hộ

Sử dụng găng tay chống trơn trượt và có khả năng bảo vệ tay khỏi nguy cơ bị trầy xước, cắt, hoặc bỏng khi tiếp xúc với dây cáp, cạnh sắc, các bề mặt nhiệt độ cao và tiếp xúc với hóa chất. 

Giày bảo hộ

100% kỹ thuật viên đều phải sử dụng giày bảo hộ chất lượng, với đế giày chống trượt, chịu lực giúp bảo vệ bàn chân khỏi các vật sắc nhọn hoặc vật nặng rơi vào. Đặc biệt, giày sử dụng cho quá trình bảo trì thang máy phải có khả năng cách điện để giảm nguy cơ giật điện.

Dây an toàn và đai bảo vệ

Dây an toàn và đai bảo vệ với khả năng chịu lực lớn giúp cố định cơ thể kỹ thuật viên khi làm việc ở những vị trí cao hoặc không ổn định.

>>> Xem thêm: Thang máy lồng kính

Đèn pin cầm tay

Sử dụng loại đèn sạc, chống va đập và thiết kế gọn nhẹ; cung cấp ánh sáng trong không gian thiếu sáng như hố thang hoặc cabin thang máy.

Biển cảnh báo

Cảnh báo: Đang bảo trì"
Bắt buộc phải đặt biển cảnh báo trong quá trình bảo trì thang máy

Đặt biển báo như “Cảnh báo: Đang bảo trì”, “Không sử dụng thang máy”…để ngăn chặn người khác tiếp cận hoặc sử dụng thang máy trong khi bảo trì.

>>> Xem thêm: Thang máy 450kg

Bộ dụng cụ cứu hộ 

Chuẩn bị thiết bị chuyên dụng như khóa cabin, bộ dụng cụ cắt… để xử lý các tình huống khẩn cấp.

Thiết bị liên lạc

Đảm bảo kết nối liên tục với đồng đội hoặc quản lý khi làm việc trong quá trình bảo trì; để được hỗ trợ nhanh chóng khi cần thiết.

Lưu ý:

  • Chọn đúng kích cỡ: Các thiết bị bảo hộ cần được lựa chọn phù hợp với kích thước cơ thể của kỹ thuật viên để đảm bảo  bảo vệ hiệu quả và thuận tiện trong quá trình bảo trì.
  • Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra các thiết bị bảo hộ để đảm bảo luôn ở trong tình trạng tốt nhất và đảm bảo an toàn.
  • Tuân thủ quy định: Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi tiến hành bảo trì thang máy.
  • Kỹ thuật viên phải được tham gia các khóa huấn luyện về an toàn lao động và thực hành thường xuyên để ứng phó tốt trong mọi tình huống.

Việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ không chỉ bảo vệ kỹ thuật viên mà còn góp phần đảm bảo chất lượng công việc bảo trì thang máy; giúp quá trình bảo trì diễn ra chuyên nghiệp và hiệu quả.

Bạn có muốn biết thêm về các quy trình bảo trì thang máy hoặc cần tư vấn lắp đặt – bảo trì thang máy? Liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam – https://thangmaytaza.com/ để được hỗ trợ nhanh chóng!

Hotline: 0969 514 888

Bài viết khác: