Hiện nay, nhu cầu Lắp đặt thang máy gia đình ngày càng tăng cao. Bên cạnh một số vấn đề như: lựa chọn dòng thang máy phù hợp, báo giá thang máy, tìm kiếm đơn vị lắp đặt…thì nhiều gia chủ cũng băn khoăn không biết diện tích tối thiểu để có thể lắp đặt thang máy là bao nhiêu. Câu hỏi này được quan tâm đặc biệt đối với những ngôi nhà có diện tích không quá lớn. Vì vậy, qua bài viết sau đây, Thang Máy Taza Việt Nam sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Kích thước thang máy được tính như thế nào?
Tùy theo từng dòng thang máy khác nhau, thương hiệu khác nhau cũng như yêu cầu của khách hàng mà thang máy sẽ có kích thước khác nhau. Diện tích tối thiểu cần phải đảm bảo khi lắp đặt thang máy gia đình là cực kỳ quan trọng, để đảm bảo lắp đặt thang máy chất lượng và an toàn cho người sử dụng.
Một số kích thước thang máy gia đình tiêu chuẩn hiện nay:
- Thang máy Homelift – thang máy gia đình loại nhỏ: Diện tích cabin khoảng 1m2; Chiều rộng 1m và chiều sâu 1,4m
- Thang máy gia đình 350kg: Chiều rộng: 1,35m – 1,5m; Chiều sâu: 1,35 m – 1,5m
- Thang máy gia đình 450kg: Chiều rộng: 1,6m hoặc 1,8m; Chiều sâu: 1,5m hoặc 1,6m
Đối với những công trình cải tạo có diện tích hạn chế, thì nên lựa chọn và sử dụng thang máy kính gia đình để tiết kiệm được chiều rộng 30cm và chiều sâu 30cm.
Diện tích tối thiểu để lắp đặt thang máy gia đình
Để tính được kích thước thang máy, diện tích tối thiểu cần thiết để lắp đặt thang máy thì cần phân biệt các thông số sau:
- Diện tích phủ bì thang máy: là phần diện tích bao gồm các kết cấu và bao che hố thang máy. Cụ thể là phần diện tích cột bê tông hoặc cột thép và tường hoặc kính.
- Diện tích thông thủy thang máy: đây là phần diện tích sau khi trừ kết cấu. Kích thước thông thủy thường nhỏ hơn kích thước phủ bì từ 100mm đến 300mm.
- Diện tích cabin: đây là phần không gian đứng trong cabin. Đối với cabin thang máy mini nhỏ nhất sẽ có kích thước 800mm x 650mm.
- Diện tích phòng máy: là phần không gian chứa động cơ thang máy – ở trên cùng hố thang máy. Chiều cao OH tối thiểu là 2,5m.
- Diện tích hố PIT: là phần dưới cùng hố thang có độ sâu xuống so với nền tầng 1/tầng trệt. Độ sâu hố PIT thường từ 0,3-1,4m.
Nhiều người nhầm lẫn giữa diện tích thông thủy với kích thước bên trong cabin thang máy – đây là hai con số hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, chủ đầu tư cần nắm rõ vấn đề này, tránh sai số trong suốt quá thi công – lắp đặt.
>>> Xem thêm: Thang máy khách sạn
Lưu ý khi lắp đặt thang máy gia đình
Dưới đây là một số lưu ý chủ đầu tư cần quan tâm khi lựa chọn kích thước thang máy cho công trình của mình:
– Không nên lựa chọn kích thước thang máy của công trình khác để áp dụng vào công trình của mình. Mỗi công trình sẽ có diện tích, cấu tạo, thiết kế khác nhau; vì vậy cần lựa chọn phương án lắp đặt thang máy riêng sao cho phù hợp nhất.
– Với những dòng thang máy liên doanh, có thể điều chỉnh kích thước thang máy phù hợp với công trình – điều mà thang máy nhập khẩu không thể làm được. Đó là lý do vì sao đa số các chủ đầu tư thường lựa chọn thang máy liên doanh để lắp đặt cho công trình nhà mình.
– Hãy lựa chọn đơn vị thang máy uy tín, kinh nghiệm lâu năm để được tư vấn phương án phù hợp nhất; sản phẩm chính hãng – chất lượng; quy trình lắp đặt đúng tiêu chuẩn và các dịch vụ bảo hành, bảo trì lâu dài.
Thang Máy Taza Việt Nam với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm là gợi ý hàng đầu cho bạn nếu muốn lắp đặt thang máy. Chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm trong việc lên phương án – cung cấp – lắp đặt – sửa chữa – bảo trì thang máy sẽ giúp khách hàng sở hữu dòng thang máy phù hợp, chất lượng, đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ với giá thành tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin về diện tích tối thiểu khi lắp đặt thang máy gia đình, để từ đó lựa chọn được dòng thang máy phù hợp. Nếu còn thắc mắc về diện tích thang máy hoặc cần tư vấn lắp đặt bất kỳ dòng thang máy nào, hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng.
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: