Cáp tải thang máy là gì? Cách lựa chọn cáp tải phù hợp với từng loại tải trọng

Cáp tải thang máy là một trong những linh kiện quan trọng trong hệ thống vận hành của thang máy. Đây là linh kiện đóng vai trò trực tiếp ảnh hưởng đến sự an toàn của người sử dụng. Chúng có vai trò là trung gian kết nối giữa cabin và đối trọng, được thiết kế chịu lực nâng và lực ma sát với puly theo tiêu chuẩn an toàn cho phép trong lắp đặt thang máy. Vậy cáp tải thang máy là gì? Cách lựa chọn cáp tải phù hợp cho từng loại tải trọng, Thang máy Taza Việt Nam xin cung cấp những thông tin hữu ích đây dành cho Quý khách.

1. Cáp tải thang máy là gì?

Cáp tải thang máy là một bộ phận được thiết kế nằm phía trên cabin và đối trọng, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành thang máy. Do thang máy thường chịu tải trọng tương đối lớn giữa 2 bên cabin và đối trọng nên dây cáp thường có yêu cầu cấu tạo chắc chắn, khả năng chịu lực cao, bền bỉ, và chống đứt trong quá trình hoạt động của thang máy.

2. Cấu tạo của cáp thang máy

Cáp thang máy được cấu tạo từ rất nhiều sợi cáp nhỏ có đường kính từ 0.2mm – 3mm, và được bện quấn lại vào nhau. Mặt khác, mỗi sợi cáp lại được tổng hợp thành nhiều tao cáp.

Loại cáp này thường được sử dụng hầu hết trong mọi ngành nghề có liên quan đến kéo, treo, nâng. Đặc biệt là trong ngành thang máy, nó có vai trò giúp thang máy được vận hành ổn định êm ái và an toàn nhất. Ngoài ra nó còn là sản phẩm trung gian liên kết giữa cabin và đối trọng khi di chuyển đối xứng nhau.

3. Tiêu chuẩn của cáp thang máy

Theo tiêu chuẩn TCVN 7550:2005 về cáp thang máy gia đình cần tuần thủ đó là:

    • 1570N/mm2, hoặc 1770N/mm2 đối với cáp có các sợi thép cùng độ bền;
    • 1370N/mm2 đối với sợi ngoài và 1770N/mm2 đối với sợi trong, khi độ bền của các sợi khác nhau.

4. Các loại cáp tải thang máy phổ biến hiện nay

Cáp thép truyền thống

Cáp thép truyền thống

Cáp thép truyền thống là cáp thép được sử dụng phổ biến và lâu đời. Những cáp thép dạng này thường sẽ có độ hao mòn cao bởi chịu nhiều yếu tố tác động lên chúng như:

    • Trong quá trình thang hoạt động, cáp bị kẹp bởi các rãnh puly và kéo qua lại lẫn nhau tạo ra lực ma sát trượt và lực căng do puly và đối trọng tác động. Việc bị mòn này là điều khó có thể tránh khỏi khi thang máy được vận hành.
    • Một yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng tới chất lượng của dây cáp chính là trong quá trình sử dụng thang máy, sẽ thường có các loại bụi bẩn, mạt cáp do mài mòn sinh ra, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng ăn mòn cáp nhanh chóng gây hỏng cáp hoặc thậm chí là đứt cáp.

Cáp thép phủ nhựa

Cáp thép phủ nhựa

Loại cáp này có tính hiệu quả cao hơn so với loại cáp thép truyền thống bởi những lý do sau:

    • Sự linh hoạt cũng như khả năng kéo tải tốt hơn nhiều. Sử dụng loại cáp này sẽ mang tới hiệu quả hoạt động cũng như tính an toàn cao hơn.
    • Do có lớp nhựa ở bên ngoài thép nên thông thường sẽ không bị những bụi bẩn bên ngoài bám vào dây cáp. Điều này giúp hạn chế quá trình hao mòn của dây cáp. Tuổi thọ của dây được nâng lên rõ rệt.
    • Trong quá trình thang máy hoạt động khả năng bám bánh đà tốt giúp tạo nên ma sát thích hợp. Điều này giúp hiện tượng cáp thang máy bị hao mòn được hạn chế tới mức tối đa. Sử dụng loại cáp này sẽ giúp tăng tuổi thọ của dây cáp thang máy lên rất nhiều.

Cáp dẹt

Cáp dẹt

Trước đây, cáp thang máy chủ yếu có thiết diện hình tròn và được dùng hầu hết ở các loại thang máy từ thang tải hàng cho tới thang máy tải khách. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây cáp tải thang máy hình dẹt dạng dây đai (belt) được sử dụng bởi một số hãng thang máy nhập khẩu như Otis, Schindler, Kone… Đây là loại sử dụng carbon siêu nhẹ nên có nhiều ưu điểm vượt trội như:

    • Tuổi thọ cao, cáp siêu nhẹ và siêu bền.
    • Hành trình di chuyển lên đến 1000 mét, hoạt động êm ái. Chính nhờ đó mà cáp dẹt thường sử dụng ở những công trình có chiều cao, rộng lớn.
    • Giảm tối đa sự rung lắc của thang khi di chuyển, tăng 60% khối lượng chuyên chở được của thang và giảm 15% tiêu hao năng lượng nhờ khả năng kiểm soát ma sát tốt hơn.

Nhược điểm duy nhất đó chính là giá thành cao. Quý khách nên cân nhắc để khi vận hành thang được an toàn và ổn định nhất.

>>> Xem thêm:

5. Thời điểm nào nên bảo trì cáp thang máy

Theo TCVN 7550 : 2005 về tư vấn lắp đặt thang máy gia đình. Thì yêu cầu cho phép của cáp thang máy về độ mòn không được quá 10% so với kích thước ban đầu. Bởi vì, nếu vượt quá 10% này cáp thường không được đảm bảo an toàn và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vậy khi nào khách hàng nên bảo trì thang máy:

  • Dựa vào tuổi thọ của cáp thang máy: Thông thường, sau một thời gian sử dụng khoảng 5 năm thì cáp sẽ có hiện tượng mòn dần, nếu có tần suất sử dụng thang máy cao thì cáp thang máy sẽ mòn nhiều hơn.
  • Độ mòn của cáp thang máy trong quá trình sử dụng: Nguồn gốc xuất xứ loại cáp cũng ảnh hưởng đến độ mòn của cáp thang máy. Với các sản phẩm cáp không đảm bảo chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng, thì nếu bị mòn, cáp sẽ nhanh chuyển màu trắng và sợi cáp nhỏ sẽ bung ra nhanh hơn so với các loại cáp có chất lượng tốt.

6. Những thắc mắc thường gặp khi lựa chọn cáp tải thang máy

Có cần tra dầu mỡ vào cáp tải thang máy không?

Câu trả lời ở đây là tuyệt đối không! Cáp tải thang máy loại cáp thép tròn là loại cáp có lõi bố tẩm dầu. Có nghĩa là trong ruột sợi cáp đã có bộ phận được tẩm dầu và sẽ tự tiết ra trong quá trình sử dụng thế nên không cần phải tra dầu mỡ gì thêm cả.

Thậm chí nếu bôi thêm dầu mỡ vào cáp tải của thang máy sẽ còn có tác dụng tiêu cực. Khi đó sẽ dẫn đến tình trạng cáp sẽ bị trượt trên rãnh puly.

Cáp thang máy có dễ bị đứt không?

Một chiếc thang máy thông thường sẽ có nhiều hơn một sợi cáp. Với kích thước thiết diện là khác nhau tùy thuộc vào tải trọng và tốc độ của thang. Ví dụ thang máy gia đình dùng máy kéo Mitsubishi công suất 3.7 kw thì sử dụng tới 4 sợi cáp phi 8.

Mỗi sợi cáp có thể chịu được lực kéo căng đến hàng tấn. Chính vì thể để dẫn tới việc đứt toàn bộ cáp và thang rơi tự do là rất hiếm khi xảy ra.

Cáp tải là 1 bộ phận được đội ngũ bảo trì của Thang máy Taza Việt Nam đặc biệt lưu tâm khi bảo trì thang cho Khách hàng. Mọi dấu hiệu như lõa hóa hay xước xát bề mặt cáp sẽ được phát hiện kịp thời và có phương án khắc phục ngay lập tức.

Bảo trì cáp tải thang máy

Bao nhiêu lâu phải thay cáp tải thang máy?

Tuổi thọ của cáp tải phụ thuộc vào chất lượng của cáp cũng như tần suất sử dụng. Với các loại thang máy gia đình với mức sử dụng vừa phải thì cáp tải có tuổi thọ trung bình từ 5 đến 8 năm. Trong một số điều kiện có thể làm giảm tuổi thọ của cáp như:

    • Bề mặt puly không phẳng hay, sử dụng cáp sai so với thiết kế puly
    • Điều kiện môi trường có thể có tác dụng tới tuổi thọ của cáp như nhiệt độ cao. Hay những công trình ở gần biển thì cáp cũng nhanh hỏng hơn do không khí có muối làm hoen gỉ cáp.
    • Việc tiếp xúc với dây dẫn điện

Công ty cổ phần kỹ thuật và xuất nhập khẩu thang máy TAZA Việt Nam

    • Trụ sở Hà Nội: Số 70, Phố Dương Khuê, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    • Chi nhánh Bắc Ninh: Số 37-LK4, Khu DV Long Phương, P. Trang Hạ, TP. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
    • Hotline: 0969 514 888
    • Email: thangmaytaza@gmail.com
    • Facebook: https://www.facebook.com/thangmaytazavietnam/