Cáp kéo thang máy là bộ phận chịu tải chính nâng hạ cabin và đối trọng thang máy. Do cáp kéo thường xuyên chịu áp lực của trọng lượng nên chất lượng phải đảm bảo, độ bền cao và độ an toàn tuyệt đối. Trong quá trình sử dụng, cáp kéo cũng cần phải kiểm tra, thay thế nếu có dấu hiệu xuống cấp. Nếu không tiến hành kịp thời thì không chỉ ảnh hưởng đến sự vận hành ổn định của thang máy, mà nguy hiểm hơn đó là gây nên những sự cố ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của người sử dụng. Hãy cùng thang máy Taza – công ty thang máy uy tín hàng đầu Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Cấu tạo, phân loại cáp kéo thang máy
Cấu tạo cáp kéo thang máy
Cấu tạo của cáp thang máy không quá phức tạp. Tùy theo từng loại thang máy mà cáp thang máy có kích thước khác nhau. Các loại đường kính cáp thông dụng là 8mm, 12mm, 14mm,…Đường kính của cáp không được nhỏ hơn 8mm.
Loại cáp thường được sử dụng nhất cho thang máy là cáp thép bện. Loại cáp này được cấu tạo thành từ các tao cáp. Các tao cáp được cấu tạo từ các sợi thép nhỏ có đường kính từ 0,2 – 3mm. Cấu tạo phần giữa dây cáp là lõi thép hoặc lõi gai chứa dầu. Lõi cáp phải là một trong các loại sau: sợi; thép; vật liệu composite trên nền thép, nghĩa là thép cùng với sợi hoặc thép cùng với polime; vật liệu phi kim loại, khác với sợi.
Cáp thang máy có khả năng chống xoắn giúp cho cáp khi làm việc với các bánh xe, khe rãnh hạn chế được điểm chết chịu lực gây căng đứt. Chính vì thế mà quá trình vận hành của thang máy được an toàn và trơn tru.
Các loại cáp kéo thang máy phổ biến
Không phải loại thang máy nào cũng sử dụng cáp thang máy giống nhau. Tùy từng vào loại thang máy, mục đích sử dụng,… mà cáp sẽ được lựa chọn khác nhau. Trên thị trường có 2 loại cáp tải thang máy: cáp dẹt và cáp tròn.
Cáp dẹt có ưu điểm là có độ bền bỉ tốt, trọng lượng nhẹ và tuổi thọ cao. Cáp dẹt giúp thang máy tránh được sự rung lắc trong quá trình vận hành và hạn chế ma sát.
Với cáp tròn được chia thành 2 loại sau:
- Cáp tròn truyền thống: có phần lõi bố được tẩm dầu, trong quá trình vận hành, cáp sẽ tự tiết ra dầu bôi trơn để giảm ma sát kéo. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng phải đảm bảo châm dầu, bôi trơn cho cáp định kỳ. Loại cáp này dễ bị mài mòn bởi bụi bẩn, áp lực của sợi cáp khi bị chèn vào bên trong và kéo ra khỏi rãnh kéo.
- Cáp tròn phủ nhựa: loại cáp này được phủ 1 lớp nhựa bên ngoài cáp; có khả năng kéo tải tốt hơn và linh hoạt hơn cáp truyền thống. Lớp ngoài cáp được phủ nhựa nên hạn chế bám bụi bẩn và chống mài mòn.
Hiện nay, cáp tròn được sử dụng phổ biến hơn cả, bạn có thể quan sát dễ dàng khi lắp đặt các dòng thang máy gia đình.
Khi nào phải thay thế cáp kéo thang máy?
Dù sử dụng cáp kéo thang máy loại nào đi chăng nữa thì việc kiểm tra chất lượng của cáp thang máy định kỳ luôn là điều cần thiết để đảm bảo thang máy luôn vận hành ổn định, an toàn. Vậy khi nào cần tiến hành thay thế cáp kéo thang máy?
- Dựa vào độ mòn của cáp kéo
Theo tiêu chuẩn TCVN, độ mòn của cáp kéo thang máy không được vượt quá 10% đường kính của cáp. Đây là độ mòn tối thiểu phải duy trì để đảm bảo an toàn khi thang máy khi vận hành. Độ mòn của cáp kéo được đo đạc thông qua thước panme.
- Dựa vào tuổi thọ của cáp kéo
Thông thường, khoảng 5 – 8 năm sử dụng, cáp kéo thang máy cần phải thay mới. Sau thời gian sử dụng nhất định, cáp kéo thang máy sẽ bị bào mòn dần. Tần suất sử dụng càng lớn thì cáp kéo càng bị bào mòn nhanh.
- Một số dấu hiệu bằng mắt thường
Bên cạnh đó, cáp kéo thang máy cũng cần được thay thế khi xuất hiện tình trạng hao mòn trắng. Các sợi cáp nhỏ không bện chặt với mà bị bung nhẹ ra. Khi nhận thấy các dấu hiệu này chứng tỏ chất lượng cáp đã suy giảm và cần phải thay mới lập tức để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, các dấu hiệu mang tính bất thường trong quá trình sử dụng thang máy cần được lưu tâm đặc biệt như: rung lắc, phát ra tiếng động lạ… thì cần được kiểm tra toàn diện. Các dấu hiệu đó có thể báo hiệu cáp tháng máy hoặc các bộ phận khác đang gặp vấn đề, cần được sửa chữa hoặc thay mới.
>>> Xem thêm: Thang máy kính
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ cáp kéo thang máy?
Độ bền và thời gian sử dụng của cáp kéo thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, những lưu ý khi sử dụng sẽ giúp cáp thang máy duy trì được tuổi thọ cao là:
Bảo dưỡng cáp thang máy định kỳ: để đánh giá hệ thống cáp thang máy cũng như tình trạng của các thiết bị khác; ngăn chặn được các tác nhân gây hại cho cáp kéo. Đồng thời phát hiện sớm các hỏng hóc nhẹ trước khi chúng gây ra bất kỳ mối nguy hại nào cho quá trình vận hành của thang máy.
Việc bảo trì thang máy phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Hạn chế sự mài mòn của cáp bằng cách lau sạch bụi bẩn.
- Thực hiện châm nhớt đầy đủ qua đó giúp giảm sự ma sát của cáp thang máy.
- Thời gian bảo dưỡng cáp thang máy nên được duy trì định kỳ 2 tháng/lần.
- Lựa chọn thay thế cáp thang máy từ những từ công ty phân phối và nhà sản xuất uy tín.
Trên đây là một số dấu hiệu mà Thang Máy Taza Việt Nam khuyến cáo người dùng cần lưu tâm và thay mới cáp tải ngay khi cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Hotline: 0969 514 888
Bài viết khác: