64 thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực thang máy – Phần 2

Ở bài viết trước – 64 thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực thang máy – Phần 1 , Thang Máy Taza Việt Nam đã đưa ra 32 thuật ngữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp theo 32 thuật ngữ còn lại nhé!

64 thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực thang máy – Phần 2
64 thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực thang máy – Phần 2
  1. Bộ chống vượt tốc (Governor)

Nhằm đảm bảo an toàn khi thang máy vận hành. Nếu cabin chạy quá nhanh, bộ chống vượt tốc sẽ tác động kích hoạt các thiết bị an toàn. Các thiết bị an toàn sẽ tác động làm thang dừng lại.

  1. Chỉ báo quá tải (OVL)

Các thiết bị dùng nhận biết và cảnh báo hành khách khi trọng lượng hành khách, hàng hóa trong cabin vượt quá tải định mức.

  1. Cảm biến cửa thang máy – Photocell

Là thiết bị phát và thu tia hồng ngoại, đặt ở 2 bên khung cửa cabin để kiểm soát vật cản trước, trong và sau quá trình đóng cửa, giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng bằng cách phát hiện chướng ngại vật và ngăn cửa đóng lại khi có người hoặc vật cản.

  1. Phanh an toàn cabin

Được gắn vào khung cabin đảm bảo cabin sẽ được tự động phanh và dừng lại lập tức trong trường hợp cabin chạy vượt tốc độ cho phép.

  1. Ray dẫn hướng (Rail)

Ray thép có dạng chữ “T” hay “TK” được lắp dọc hố thang để dẫn hướng cabin và đối trọng chuyển động lên xuống.

Rail dẫn hướng thang máy
Rail dẫn hướng thang máy

>>> Xem thêm: Thang máy kính gia đình

  1. Kẹp ray

Được thiết kế cho việc cố định ray dẫn hướng vào bas đỡ ray.

  1. Xích bù

Xích thép chuyên dụng được dùng cho việc bù trọng lượng cho cáp tải thang máy, giúp cho thang máy di chuyển êm ái khi tăng tốc và giảm tốc. Một đầu xích bù sẽ gắn vào đáy cabin, đầu còn lại sẽ được cố định vào khung đối trọng.

  1. Đối trọng (CWT)

Trọng lượng được thêm vào cho thang máy dùng máy kéo có tác dụng cân bằng trọng lượng cabin và cộng thêm khoảng 40% tải định mức.

  1. Khóa liên động cửa

Ngăn ngừa việc cửa cabin và cửa tầng đóng/mở không đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Chỉ khi sàn cabin và sàn tầng nằm ở cùng mức thì cửa cabin và cửa tầng mới có thể mở. Khi cửa cabin và cửa tầng đồng mức và đóng thì thang máy mới có thể hoạt động.

  1. Cabin có 2 cửa ra

Cabin thang máy với 2 cửa ra; các cửa ra có thể bố trí thẳng hàng hoặc vuông góc tùy theo yêu cầu.

  1. Lối thoát hiểm trong cabin

Một cửa nhỏ bố trí trên trần cabin cho phép cứu hộ khi không thể mở cửa thang máy.

  1. Nhóm thang 

Nhóm thang gồm 2 hoặc nhiều thang sử dụng chung bảng gọi thang tại mỗi tầng. Việc điều phối thang máy nào trong nhóm đến đón hành khách sẽ do bộ điều khiển nhóm thực hiện.

  • Simplex: Điều khiển đơn, có nghĩa là một thang máy – một bảng điều khiển
  • Duplex: Điều khiển đôi, điều khiển nhóm 2 thang, 2 thang máy dùng chung một bảng điều khiển gọi tầng.
  1. Guốc dẫn hướng (Shoe)
  • Dùng để dẫn hướng cabin và đối trọng trên đường ray, được gắn lên khung cabin và đối trọng, đảm bảo cabin và đối trọng sẽ trượt an toàn trên đường ray.
  • Guốc dẫn hướng có 2 loại: Guốc trượt và Guốc bánh xe.
Shoes dẫn hướng cabin
Shoes dẫn hướng cabin

>>> Xem thêm: Thang máy gia đình 350kg

  1. Bằng tầng

Vận hành mức tốc độ thấp dùng cho việc tiếp cận sàn tầng, nhằm đảm bảo thang dừng chính xác tại mỗi tầng.  

  1. Tầng chính

Là tầng dùng làm sảnh chính cho việc sử dụng thang máy của tòa nhà.

  1. Thắng/phanh an toàn

Là thiết bị an toàn gắn vào khung cabin hoặc khung đối trọng. Khi được kích hoạt bởi bộ chống vượt tốc, phanh sẽ hoạt động làm bó cứng vào ray dẫn hướng và làm cabin dừng lại ngay lập tức trong trường hợp chạy vượt quá tốc độ.

Thắng an toàn có 2 loại: Thắng một bi và thắng hai bi.

  1. Puly máy kéo

Puly thường được làm bằng gang hoặc nhựa với đường kính, số rãnh cáp, loại cáp xác định. Puly được gắn lên máy kéo dùng cho việc truyền động thang máy.

 

  1. Puly phụ (Deflector)

Là hệ thống puly được gắn tại bệ đặt máy kéo, khung cabin và khung đối trọng tạo thành một hệ thống truyền động cáp gồm máy kéo, cabin và đối trọng.

  1. Ngưỡng cửa (Door Sill)

Thanh nhôm/thép chịu lực được gắn tại bên dưới cửa cabin và các cửa tầng, thường có các rãnh trượt cho bánh xe dưới cửa di chuyển. Độ dài ngưỡng cửa phải lớn hơn hành trình di chuyển cửa.

  1. Mô-men xoắn

Lực kéo được tạo ra bởi máy kéo, quyết định tải trọng và vận tốc thang máy.

  1. VVVF (Variable Voltage Variable Frequency)

Là phương pháp kiểm soát mô-men xoắn và tốc độ động cơ điện xoay chiều, bằng cách biến đổi điện áp và tần số; giúp cho việc thay đổi tốc độ và tiết kiệm điện năng sử dụng.

  1. ACVV

Là khả năng biến đổi điện áp của nguồn điện trước khi cung cấp cho motor của thiết bị. Quá trình biến đổi điện áp của ACVV không sử dụng biến thế thông thường mà được áp dụng SCR kích dẫn nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.

  1. Intercom

Thiết bị liên lạc giữa bên trong và bên ngoài phòng thang trong trường hợp cần thiết.

  1. Chức năng trở về tầng chính khi có hỏa hoạn (FER)

Khi kích hoạt công tắc hay nhận được tín hiệu từ hệ thống báo cháy của tòa nhà, tất cả các lệnh gọi sẽ bị hủy bỏ và lập tức các cabin sẽ trở lại tầng chính mở cửa cho hành khách thoát hiểm an toàn

  1. Dừng tầng an toàn (SFL)     

Trường hợp thang máy dừng ở khoảng giữa các tầng, hệ điều khiển sẽ thực hiện tác vụ kiểm tra trước khi đưa thang máy về tầng gần nhất.

Cảm biến an toàn dừng tầng thang máy
Cảm biến an toàn dừng tầng thang máy

>>> Xem thêm: Thang máy 450kg

  1. Dừng tầng kế tiếp (NXL)      

Nếu vì lý do nào đó cửa thang máy không thể mở hoàn toàn, cửa sẽ tự động đóng lại và cabin di chuyển đến tầng kế tiếp nơi cửa có thể mở hoàn to   

  1. Tự động vượt tầng khi đủ tải (ABP)       

Khi thang máy đã đủ tải trọng cho phép, nó sẽ từ chối các cuộc gọi ở các tầng khác nhằm duy trì hoạt động tối ưu.

  1. Thiết bị báo quá tải (ONH)

Khi tải trọng vượt quá định mức thang máy sẽ ngưng hoạt động, cửa sẽ tự động mở và chuông báo quá tải sẽ kêu lên cho đến khi tải trọng trong cabin nhỏ hơn tải trọng quy định.

  1. Tự động tắt đèn (CLO-A)     

Khi cabin không có người sử dụng, đèn sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện năng.       

  1. Tự động tắt quạt (CFO-A)   

Khi cabin không có người dùng, quạt sẽ tự động tắt để tiết kiệm điện năng.

  1. Tự chuẩn đoán tình trạng cảm biến cửa (DODA)

Trường hợp cảm biến giới hạn đóng mở cửa mất tác dụng do bụi bẩn, tiện ích này sẽ đóng mở cửa dựa vào thời gian định sẵn để duy trì hoạt động của thang máy.    

  1. Tự động điều chỉnh tốc độ cửa (DSAC)  

Hệ thống này sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của cửa tại mỗi tầng và tự động điều chỉnh tốc độ lực kéo đóng mở cửa cho phù hợp.

Trên đây là những thuật ngữ về thang máy mà bạn có thể bắt gặp khi quan tâm và sử dụng thang máy. Để được tư vấn chi tiết về thang máy – Thang máy gia đình giá rẻ, hãy liên hệ với Thang Máy Taza Việt Nam để được hỗ trợ! 

Hotline: 0969 514 888

Bài viết khác: